Máy điều hòa không khí được coi là một cứu trợ, nhưng nó lại tiêu tốn điện năng rất lớn, gây tổn hại đến môi trường, làm suy giảm của tầng ozone và nóng lên toàn cầu. Để khắc phục điều đó, nhiều người đã áp dụng các cách sau tuy đơn giản nhưng lại giúp bạn vượt qua cơn nóng của mùa hè một cách dễ dàng ngay trong chính nhà mình. 1. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử Trong điều kiện thời tiết giữa mùa hè nóng bức, việc đơn giản nhất có thể làm để giảm nhiệt lượng tỏa ra là hạn chế sử dụng các thiết bị tạo ra nhiệt như lò nướng, máy tính, ti vi, bình nước nóng, bóng đèn….. 2. "Trang bị" rèm, mành treo cho cửa sổ Trong những ngày thời tiết oi nóng, nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 35 độ C, ánh nắng chiếu vào cửa sổ có thể làm nhiệt độ tăng thêm 10 – 20 độ C, vô cùng oi bức. Cách đơn giản nhất là sử dụng rèm cửa hay mành treo để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cửa sổ. Ngoài ra, nếu cửa sổ bằng kính, bạn có thể tận dụng thêm các film cách nhiệt để giảm tối đã tia cực tím và phần lớn lượng nhiệt năng hấp thụ qua cửa sổ, vách kính
Hầu hết mọi người thường sử dụng rèm cửa dày trong mùa hè để che đi ánh sáng mặt trời, nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Bạn nên dùng rèm mỏng để cảm thấy không gian trong phòng luôn thoáng mát và đủ ánh sáng nhưng không nóng và ẩm. Bên cạnh đó, nên tranh thủ mở cửa sổ vào ban đêm hoặc sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ để hút gió. 3. Làm mát bằng máy phun sương Hiện nay, máy phun sương được coi là giải pháp hữu hiệu thay thế cho điều hòa vì ưu điểm tiết kiệm năng lượng. So với điều hòa nhiệt độ, những chiếc máy phun sương tiết kiệm đến 75% điện năng mà không hề thua kém về hiệu quả làm mát. Ngoài ra, những chiếc máy phun sương còn làm tăng độ ẩm trong không khí, mang lại cảm giác dễ chịu trong những ngày hè nóng bức.
4. Cách nhiệt cho mái nhà Đây là cách được nhiều gia đình sử dụng mà tiết kiệm nhất. Khi nhiệt độ ngoài trời được hấp thụ hầu hết vào mái nhà, việc cách nhiệt mái nhà mình giữ cho nhà luôn mát mẻ, sẽ ngăn không cho sức nóng tỏa xuống nhà. Đối với các loại nhà phố, do thường chỉ có một mặt tiền, bị bít cả ba phía nên sức nóng của nắng vào nhà chủ yếu là từ phần mái. Với nhà mái ngói nếu có độ dốc nhỏ thì có thể đóng thêm trần, vừa trang trí vừa giảm được sức nóng hấp xuống. Nếu mái có độ dốc lớn thì tạo cửa sổ đầu hồi để thoát nhiệt. Một trong những vật liệu làm trần chống nóng ta có thể kể đến là hệ thống trần thạch cao tiêu chuẩn. Để tăng cường khả năng này chúng ta có thể sử dụng thêm các vật liệu cách nhiệt như bông thủy tinh cách nhiệt, túi xốp hơi cách nhiệt… đặt trên hệ thống trần như một lớp đệm thứ 2, sẽ tăng thêm khả năng cách nhiệt cho công trình. 5. Sử dụng giếng trời Thông thường, nhiều chủ nhà chỉ lo mở các loại cửa cho gió lùa vào mà quên giải quyết hướng ra cho không khí hoặc ngược lại. Chính vì lí do đó mà hơi nóng vẫn cứ “quẩn quanh” ở trong nhà không thoát ra để trao đổi không khí mát từ ngoài vào. Nhà ở tốt nhất có hai cửa sổ không cùng phía để tạo lối gió ra vào. Trong trường hợp cả ba phía đều bị bịt kín bởi nhà hàng xóm thì giếng trời là giải pháp hữu hiệu. 6. Trồng cây xanh Đây là một giải pháp khác thân thiện hơn với môi trường. Bạn có thể trồng trên sân thượng hoặc một góc ban công để chống lại không khí ngột ngạt mùa hè và làm mát rất nhiều cho ngôi nhà. Cần lưu ý lựa chọn những loại cây ưa ánh sáng và chịu nóng tốt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng các loại cây leo quanh tường như hoa hồng leo, hoa giấy… hoặc đặt nhiều chậu cây cảnh trong nhà để điều tiết độ nóng. 7. Tạo tiểu cảnh bằng nước Thiết kế một bồn nước, một đài phun nước nhỏ, hòn non bộ hoặc một bể cá,… trong nhà ở một nơi gần với gió như gần cửa ra ban công sẽ làm nhà bạn mát hơn rất nhiều trong mùa hè. Tuy nhiên, cần xem xét cả những yếu tố như phong thủy, luồng gió tự nhiên ra vào nhà, các góc nhìn và cả yếu tố sử dụng cho thuận tiện. Hãy luôn nhớ rằng cách tốt nhất để giữ mát ngôi nhà bạn là không cho nhiệt lan tỏa vào bên trong.