1. Wabi sabi - Phong cách trang trí Trầm Cổ đậm chất gỗ của Nhật Bản
Trái với những gì người ta có thể nghĩ khi nghe hai chữ Trầm - Cổ, Wabi sabi là một phong cách thiết kế nội thất, trang trí dựa trên khái niệm của sự đơn giản và sự trống rỗng, nhưng không hề có một chút lạnh hay khắc khổ, tối tăm u buồn nào. Dựa trên sự hài hòa với thiên nhiên và hợp lý nhất định của cuộc sống hàng ngày, triết lý này là trung tâm của ngôi nhà.
Vật liệu chủ đạo là các nguyên liệu truyền thống như gỗ và đá. Điểm nhấn của Wabi sabi chính là các lớp hoen gỉ-dấu vết của thời gian hiện diện ở khắp nơi trên đồ nội thất: gốm, hình bằng tay có hình dạng bất thường, gỗ mộc xù xì để lộ những đường vân tự nhiên, kết hợp với một bố cục bài trí rất đơn giản và gọn gang trong tổng thể ngôi nhà. Vì vậy, chúng ta có thể loại bỏ hết những thứ vô dụng và thừa thãi để quay trở lại với thiết kế không gian mang đậm tính tiết kiệm, thiết thực và thoải mái.
Việc sử dụng vật liệu dạng mộc đặc biệt là gỗ sẽ làm không gian ấm cúng hơn. Sự đồng bộ thống nhất trong vật liệu kết hợp với dấu vết cổ hay giả cổ trên vật dụng và nội thất mang đến một sự trầm ổn thư thái và tĩnh tại. Không gian sống theo phong cách Wabi sabi sẽ mang đến cho cả gia đình những giây phút ấm cúng và bình yên.
2. Mix & Match- Không gian đa phong cách
Đỉnh cao của phong cách này chính là việc kết nối được sự đa dạng này một cách nhuần nhuyễn và đầy thẩm mỹ dù cho dù đôi khi các thành phần siêu khác biệt! Để làm được điều đó thì sự tính toán lựa chọn phải hết sức khóe léo và dày dạn kinh nghiệm.
Không gian trong ảnh với chiếc ghế sofa và ghế tựa sang màu mang phong cách hiện đại tối giản tạo nên một đường kẻ thẳng, ngay bên cạnh đó là một chiếc ghế bành nhung màu xanh lá cây đậm chất cổ điển. Điểm xuyết thêm trong bố cục là tấm thảm bông với họa tiết dân tộc độc đáo, cá tính. Những đồ vật này đều "mỗi tên một vẻ, mười phân vẹn mười", nhưng chẳng mấy liên quan. Tuy nhiên tổng thế bố cục khi kết hợp lại không hề gây sốc thị giác. Ở đây, hai yếu tố nổi bật và khá bắt mắt là thảm họa tiết và ghế nhung xanh được đặt giữa một không gian trung tính và rộng rãi của phòng khách.
3. Ethnic - Phong cách nội thất độc lạ
Mùa xuân - hè 2015, bộ sưu tập mà một số thương hiệu đã ra mắt tràn ngập dấu ấn Ikat hoặc họa tiết Navajo, họa tiết của các loài chim và thực vật nhiệt đới được thêu rực rỡ khắp nơi: giỏ và thảm dệt sợi... Việc thoát khỏi sự đơn điệu hay cứng nhắc bằng màu sắc rực rỡ và hoa văn phức tạp phải rất có được tính toán hợp lý. Chính nội thất, không gian sống của bạn sẽ mang bạn đi khắp thế giới : đi từ Nam Mỹ đến châu Á, châu Phi, tất cả trong một bầu không khí vui vẻ, khởi sắc và độc đáo.
4. Zen Japaness – phong cách thiền đậm chất Nhật
Zen được yêu thích bởi sự đơn giản và tối giản trong bố cục tạo ra một bầu không khí tinh tế, hài hòa và thư giãn. Để có được điều này, trước hết chúng ta phải chọn điểm nhấn và có tính thẩm mỹ cao , giống như băng ghế dựa với kệ tích hợp của La Redoute Interiors. Đây chính là tâm điểm trong thiết kế trên. Đẹp và đậm chất Nhật khiến chiếc ghế luôn nổi bật không bị chôn vùi dưới cơn bão của các phụ kiện hay đồ vật trang trí xung quanh. Nhân vật chính của không gian nội thất này đã khẳng định và đóng dấu phong cách đặc trưng của cả gian phòng: hơi thở Nhật - không gian Zen.
5. Đồng thau : kim loại thời thượng của năm
Cũng được gọi là "đồng", hợp kim này chủ yếu gồm đồng và kẽm, được sử dụng từ thời tiền sử. Cuối năm 2014, nguyên liệu này đã được một số các nhà thiết kế và các hãng thiết kế nội thất khai quật và sử dụng triệt để bởi hai nguyên nhân chính: ánh kim lấp lánh với giá hai xu. Vâng, kim loại đang trải qua một sự hồi sinh và đang chiếm lĩnh thị trường đồ nội thất và phong cách trang trí vài tháng trở lại đây. Chắc hẳn trào lưu này sẽ được ưa chuộng trong năm 2015.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng phong cách này khác hẳn với phong cách trang trí nội thất kim loại neo-baroque- tân lãng mạn của đồ đồng với đầy những nét hoa văn hoạ tiết phức tạp và diêm dúa! Đồng thau và phong cách lên ngôi năm nay sẽ thiên về sự đơn giản sang trọng. Ánh kim có độ bóng cao đồ đồng thau được thiết kế với những đường nét thẳng, thoáng, hiện đại, những hình khối ít hoa văn như phong cách của bộ đồ trà của nhà thiết kế người Anh Tom Dixon trong ảnh trên.
6. Vintage Retro hiện đại : thổi luồng gió mới vào nội thất thập niên 50, 60
3 năm trở lại đây phong cách vintage-retro : hoài cổ luôn chiếm vị trí đầu trong trang trí nội thất. Tràn ngập các bộ sưu tập giả cổ từ thập niên 20, 30 cho đến những vật dụng, nội thất đậm phong cách thập niên 50, 60 trên thị trường : đồ phooc-mi-ca, bàn 3 chân mặt tam giác, màu pastel, nội thất với đường nét cong. Sự hiện diện và nóng sốt của nội thất vintage nhiều khi khiến chúng ta có cảm giác quay ngược thời gian. Những đồ nội thất từ thời ông bà hay bố mẹ quay trở lại và được săn lùng tìm kiếm rất nhiều. Ngay cả những tấm quảng cáo hay thiết kế bao bì cũ cũng được in ấn khắp nơi và trở thành tranh trang trí hay họa tiết của các hãng sản xuất nội thất.
Năm 2015 cơn sốt này sẽ không hạ nhiệt nhưng sẽ được thổi một luồng gió mới: tạm gọi là phong cách trang trí Vintage hiện đại. Như trong ảnh, bộ bàn mang đậm phong cách retro trong hình dáng đã được khoác lên những lớp họa tiết và vật liêuh hoàn toàn mới như da, kim loại, vải dệt, giấy nhũ… và màu sắc cũng vui tươi tạo ra một không khí trẻ trung, sống động. Phong cách này vừa giúp không gian nhà bạn mang hơi thở của thời kỳ hoàng kim quá khứ mà vẫn không lệch khỏi quỹ đạo thời gian, mất đi sự hiện đại, tươi mới.
7. Nội thất lộ khung kim loại : phong cách trần mà không trụi
Thông thường khung xương hay cấu trúc của đồ nội thất thương được thiết kế giấu kín để đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Nếu phần khung này lộ ra ngoài thì sẽ rất xấu, trừ khi đó là phần khung rỗng được làm bằng kim loại nhẹ. Chính khung kim loại đã kẻ trong không gian những đường nét hiện đại, sang trọng.
Sự tương phản giữa khối đặc ở phần đệm, nét cong của mặt bàn tròn và sự nhẹ nhàng, thoáng của phần khung rỗng thẳng là một sự kết hợp tuyệt vời trong bộ salon và không gian phòng khách theo phong cách "trần mà không trụi" này.