Việc chọn nội thất cho nhà mới là vấn đề khiến nhiều gia chủ đau đầu. Nhất là hiện nay trên thị trường có rất nhiều lựa chọn khác nhau, trong đó có bồn rửa.
Loại bồn rửa truyền thống, được thiết kế với 2 hố riêng biệt, giữa 2 hố có vách ngăn phân chia. Từ đó người dùng có thể thực hiện 2 công việc khác nhau ở 2 hố này. Ví dụ như 1 hố để rửa rau, rửa hoa quả, hố còn lại để bát đĩa bẩn...
Việc thi công, lắp đặt chậu rửa 2 hố khá đơn giản dễ dàng và giá thành rẻ.
Nên lắp bồn rửa trong nhà bếp loại 1 hay 2 hố?
Nhưng sau thời gian dài sử dụng, nhiều người dùng đã chỉ ra những nhược điểm nhất định của chậu rửa 2 hố. Chính bởi được phân chia thành 2 ngăn, vì vậy diện tích mỗi ngăn của chậu rửa sẽ hạn chế, đặc biệt ở những căn bếp nhỏ. Khi cần rửa hoặc xử lý những đồ dùng kích thước lớn như nồi, chảo, người dùng sẽ vô tình gặp khó khăn. Thêm vào đó, chính vách ngăn giữa chậu rửa cũng khiến việc vệ sinh toàn bộ khu vực gặp một số bất tiện.
Ngoài ra còn có chậu rửa bát 1 hố. Có chất liệu và kiểu dáng tương tự như loại 2 hố, song đúng như tên gọi, thay vì được chia thành 2 hố, loại chậu rửa này chỉ có duy nhất một hố, vách ngăn giữa chậu rửa sẽ không còn nữa.
Với thiết kế 1 hố duy nhất, công năng sử dụng của chậu rửa cũng sẽ được tăng lên, bởi đây là 1 hố có kích thước lớn. Chậu cũng không có vách ngăn, người dùng có thể dễ dàng vệ sinh toàn bộ khu vực chậu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Nhiều người dùng nhận xét, sau thời gian dài sử dụng chậu rửa 2 hố rồi thay đổi sang chậu rửa 1 hố, cảm giác công việc hay các thao thác thực hiện trong bếp, với chậu rửa được thoải mái hơn bởi chậu đem lại diện tích sử dụng rộng rãi.
Tóm lại việc sử dụng chậu rửa 2 hố hay 1 hố là tốt hơn, tiện dụng hơn, còn tùy vào thói quen, sở thích và nhu cầu của từng người dùng, từng hộ gia đình. Tuy nhiên không thể phủ nhận, những chiếc chậu rửa 1 hố đang dần trở nên được yêu thích trong những căn bếp hiện đại.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chậu rửa 1 hố được làm từ các chất liệu khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu, thiết kế không gian bếp và kinh phí của người dùng. Có thể kể tới như chậu đá nhân tạo, chậu inox, chậu nhôm, chậu gang tráng men. Mỗi chất liệu lại có những ưu, nhược điểm khác nhau: Đá, sứ đem lại sự sang trọng, cá tính riêng cho căn bếp; nhôm, inox lại bền hơn…