NHÀ » Nội thất - Ngoại thất

'Người trồng hoa, hoa nuôi người', trồng 5 loại hoa 'nhà phố' này nhà bạn sẽ siêu sạch, vận may đến liên tục

Thứ sáu, 31/03/2023 16:47

Hãy trồng một số cây xanh này trong nhà sẽ giúp gia đình bạn trở nên ấm áp, mang lại sức sống, thanh lọc không khí.

1. Xương rồng ngọc lân

Xương rồng ngọc lân là cây nhỡ, cao 5 - 6 m, nhánh có 5 cạnh. Lá ở các ngọn nhánh, hình trái xoan ngược thuôn, hơi nạc, nguyên, chóp tròn, thon đầu lại thành cuống rộng, có lá kèm thành gai, xếp 2 cái một ở các đệm. Cây được dùng làm cảnh và làm thuốc.

Việc chăm sóc cây hàng ngày rất quan trọng, không nên tưới nước quá thường xuyên vì cành xương rồng ngọc lân chứa nhiều nước, là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước nên cây chịu hạn rất tốt. Bộ rễ rất nông nên cố gắng chọn chậu hoa nhỏ khi chăm sóc xương rồng ngọc lân, nếu đất luôn ẩm sẽ dễ bị thối rễ.

Tuy xương rồng không có yêu cầu về môi trường bảo dưỡng nhưng nên cần đặt ở nơi thoáng khí, có ánh nắng. Bởi xương rồng có cành lá rậm rạp, nếu không đặt ở nơi thoáng gió cây sẽ dễ sinh bệnh và côn trùng gây hại.

2. Clivia (Lan quân tử)

Clivia hay còn gọi là lan quân tử, là một loài cây yêu thích của nhiều người ưa thích cây cảnh. Bởi lan quân tử không chỉ có giá trị cao mà còn mang ý nghĩa tốt đẹp nên được nhiều bạn yêu thích, chỉ cần lan quân tử được chăm sóc tốt thì sẽ nở rất lâu.

Clivia thường nở hoa mỗi năm một lần, nhưng nếu được duy trì tốt, nó có thể nở hoa hai lần một năm. Bạn có thể chọn trồng một chậu Clivia tại nhà, vừa thanh lọc không khí rất tốt cho sức khỏe của mọi người.

Mặc dù, Clivia là loài hoa rất dễ trồng nhưng việc chăm sóc chúng rất khó. Muốn cây nở nhiều hoa, to, xanh tốt, bạn nên để cây nơi có nắng nhẹ. Tuy nhiên Clivia không thể lúc nào cũng hấp thụ ánh nắng ở một bên, bạn có thể đảo chiều để Clivia nhận được ánh sáng đều. Cần tưới Clivia thường xuyên, tưới một lần khi đất hơi khô.

3. Cây lan càng cua

Cây lan càng cua được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và thường trồng trong nhà. Tuy lan càng cua phát triển nhanh nhưng bộ rễ của nó tương đối nông nên không thể trồng trong chậu hoa lớn. Nếu trồng trong chậu quá lớn thì đất sẽ dày, khi ta tưới sẽ dễ làm cây bị úng nước và nhanh thối.

Nếu lan càng cua đặt chỗ râm thì cây sẽ chậm phát triển. Vì thế nên đặt chúng ở nơi có ánh nắng nhưng không cần quá nhiều ánh sáng. Ngoài ra, lan càng cua không cần tưới quá nhiều nước.

4. Nha đam

Nha đam là loài cây quá quen thuộc với nhiều chị em và cũng được trồng nhiều trong nhà. Chỉ cần bạn biết cách trồng nha đam, thân và lá của nó sẽ trở nên dày dặn và nó cũng có thể hấp thụ bụi bẩn trong không khí.

Điều quan trọng nhất để giúp cây nha đam được “mập mạp”, bạn cần để chúng ra ngoài ánh sáng, cố gắng tưới nước ít nhất có thể vào mùa đông để nha đam có thể phát triển tốt.

5. Cây Huyết giác

Huyết giác, một loại cây xanh nghe tên thôi đã cảm thấy "bá đạo". Chúng dễ trồng, dễ chăm sóc và có dáng đep nên rất thích hợp để ở trong phòng khách và phòng làm việc. Cây huyết giác cũng có thể chữa bệnh như đau tim, tức ngực, đau vai, đau lưng, có tác dụng kháng khuẩn và chống đông máu.

Cây huyết giác thích nắng, ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Bạn có thể tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần vào mùa hè. Và chỉ cần 2 ngày 1 lần nếu vào mùa mưa, mùa đông. Khi cây lớn nên thường xuyên cắt tỉa, không nên để cây quá cao, cây ra nhiều cành và chồi, như vậy sẽ nhanh bị héo.

Thu Hà (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)