Kiến thức cơ bản về phối màu
Màu sắc là biểu hiện của sở thích và gu thẩm mỹ cá nhân, màu sắc trang trí nội thất trong nhà tưởng chừng đơn giản nhưng cũng rất dễ khiến mọi người “lăn tăn”. Muốn căn nhà đẹp, trước hết chúng ta phải nắm chắc lý thuyết.
Độ sáng
Độ sáng là mức độ đậm nhạt của màu sắc, phản ánh sự thay đổi độ sâu của màu sắc. Trong số các màu, màu vàng, màu trắng có độ sáng cao nhất và màu tím, màu đen có độ sáng thấp nhất.
Độ tinh khiết
Độ tinh khiết của màu sắc còn được gọi là độ bão hòa, dùng để chỉ độ sống động của màu sắc. Độ tinh khiết của màu đen, trắng và xám không sắc gần như bằng không. Bằng cách thay đổi độ sáng và độ tinh khiết của màu, có thể đạt được các hiệu ứng khác nhau.
Khi chọn độ sáng và độ tinh khiết của màu, hãy nhớ 2 điểm sau:
Nếu bạn muốn có hiệu ứng tốt, độ tinh khiết phải từ 10%-60%.
Độ tinh khiết phải phù hợp với độ sáng thì căn nhà sẽ trở nên độc đáo, cao cấp.
Nguyên tắc kết hợp màu sắc: Quy luật màu sắc 60 - 30 - 10
Trang trí một căn hộ với ba màu sắc khác nhau thường tạo ra ấn tượng tốt về thị giác, mỗi màu sắc đã mang trong nó một ý nghĩa và khi kết hợp với nhau tạo ra sự đa dạng. Đến đây bạn cần biết rằng, với ba màu như vậy, người ta thường phân ra:
Màu sắc chủ đạo
Trong một bố cục không gian nội thất, nên có 60% có màu thuộc màu sắc chủ đạo. Khi áp dụng thực tế, trong thiết kế nội thất các căn phòng (nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ) thì các mảng lớn (như mảng tường, trần, vách…) được dành cho màu sắc chủ đạo.
Màu cấp 2
Khoảng 30% không gian còn lại (kể cả đồ nội thất) được sơn màu này.
Màu nhấn mạnh
Khoảng 10% không gian và đồ nội thất được trang hoàng bằng loại màu sống động mang tính nhấn mạnh (có thể là màu nóng).
Một số gợi ý phối màu đơn giản nhất
Nếu bạn vẫn lo lắng về việc mắc lỗi, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để mang đến cho căn nhà bạn một phong cách độc đáo, hiện đại.
Đen + trắng + xám
Trắng + ghi + nâu
Trắng + xám + bất kỳ màu nào
Phong cách Nhật Bản
Phong cách hiện đại và đơn giản
Phong cách Bắc Âu
Phong cách Pháp