NHÀ » Phong thủy

Bàn thờ thiếu 2 thứ này, gia chủ có làm quần quật mãi chẳng giàu nổi

Thứ sáu, 25/10/2024 15:32

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hoá của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, nhiều người không nắm rõ được quy tắc bố trí bàn thờ, có một số thứ rất cần thiết nhưng nhiều gia đình lại thiếu khiến cho việc cầu khấn không linh nghiệm.

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của gia đình, là nơi để con cháu cầu nguyện sức khỏe, bình an, tài lộc, hưng vượng. Trên bàn thờ gia chủ có thể đặt nhiều đồ thờ có giá trị vừa trang trí, vừa tôn thêm sự trang trọng không gian nơi thờ cúng. Nhưng theo các chuyên gia phong thủy, có một số đồ thờ cúng không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào.

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hoá của người Việt từ bao đời nay.

Những đồ thờ cúng không được phép thiếu

Thờ cúng là truyền thống từ bao đời nay của người Việt, nhưng trên bàn thờ tổ tiên nên đặt những thứ gì thì không phải là ai cũng biết. Có 05 thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, trong đó có một đồ thờ rất nhiều gia đình không có.

+ Bát hương:

Trên bàn thờ, bát hương được coi là tề tựu tất cả tinh tú linh thiêng, đóng vai trò kết nối ý nguyện giữa con cháu với thế giới tâm linh. Thông thường, đây là thành phần không thể thiếu và hầu hết các gia đình đều có.

+ Đèn dầu (hoặc chân nến):

Đây là vật thường được thắp mỗi khi gia chủ lên hương. Nó cũng là vật dụng giữ lửa trong cuộc sống và kết nối sự ấm áp trong gia đình.

Những đồ thờ cúng không được phép thiếu trong đó có hũ gạo và hũ muối.

+ Chén, bát, hay hũ nước:

Nước là một yếu tố rất cần thiết để duy trì sự sống, cũng là tấm lòng thành của các con cháu dâng với thế giới tâm linh. Thế nhưng, đồ thờ này rất nhiều gia đình thường không có nên ảnh hưởng đến việc cầu cúng.

+ Hũ gạo:

Ngoài 3 thứ quan trọng kể trên, còn có hũ gạo và hũ muối cũng cần đặt trên bàn thờ tượng trưng cho mong ước gia đình giàu có, may mắn, an khang... Việc an vị một hũ gạo, hũ muối trên bàn thờ để thể hiện lòng thành, mong nguyện mỗi gia chủ đang hướng tới thế giới tâm linh huyền diệu và có thể thấu cảm và độ trì cho con cháu.

+ Hũ muối: Hũ muối trên bàn thờ làm từ vật liệu gốm, sứ, chế tác hình chum, có phần giữa phình to, phần miệng hũ nhỏ hơn. Nhưng cũng tùy địa phương mà sẽ có sự khác biệt về hình dáng.

Cách an vị hũ gạo, hũ muối trên bàn thờ

Theo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy, hũ gạo, hũ muối trên bàn thờ cần chọn lựa chất lượng cẩn trọng, an vị ngay ngắn và tuyệt đối không dùng chung với các đồ khác. Để sắp xếp hũ gạo, hũ muối gia chủ cần chú ý:

- Nếu thờ Phật tại gia và bàn thờ Phật tách rời với bàn thờ gia tiên thì đặt hũ nước biểu trưng cho sự thanh tịnh tại bàn thờ Phật.

Nếu thờ Phật tại gia thì đặt hũ nước biểu trưng cho sự thanh tịnh.

- Nếu chỉ đặt bàn thờ Gia tiên, có thể an vị 3 hũ vật phẩm nước – gạo và muối theo hàng ngang, hay hình tam giác cân. Theo đó:

Hũ nước đặt chính ở giữa. Hũ gạo và hũ muối an vị ở hai bên. Cả 3 hũ vật phẩm nước – gạo và muối đều đặt trước lư hương và ở phía sau mâm bồng.

- Khoảng cách giữa 3 hũ vật phẩm nước – gạo và muối từ 5 – 8 cm.

Hũ gạo, hũ muối trên bàn thờ cần chọn lựa chất lượng cẩn trọng, an vị ngay ngắn và tuyệt đối không dùng chung với các đồ khác.

- Riêng ở bàn thờ Thần Tài thì 3 hũ vật phẩm nước – gạo và muối sẽ được an vị sau lư hương và trước bài vị và sẽ đặt theo hình tam giác (xếp giữa Thần Tài và Thần Đất).

Có hũ gạo, hũ muối, hũ nước đặt trên bàn thờ thể hiện lòng thành kính, chỉn chu mà mỗi gia chủ hướng tới Tam Bảo, Gia tiên. Theo quan niệm phong thủy truyền thống, đó đều là các đồ thờ cúng, vật phẩm đại diện cho sự cát lành, chủ về hỉ tài, sung túc của cả gia đình.

Các lưu ý khi đặt hũ gạo, muối, nước:

Gia chủ cần nắm rõ được quy tắc bố trí bàn thờ.

+ Kích thước của hũ cần phải phù hợp với kích thước tổng thể của bàn thờ để tạo ra sự cân bằng.

+ Chọn gạo sạch, mới và không có mối mọt để dâng cúng. Muối cũng cần phải là loại sạch và khô ráo. Nước dâng lên cũng phải là nước sạch.

+ Khoảng 2 tuần một lần, bạn thay thế gạo, muối, nước. Khi thay thế, có thể sử dụng gạo, muối, nước cũ sử dụng và sau đó tiến hành đổ nguyên liệu mới vào hũ.

+ Không cần phải đổ toàn bộ gạo, muối, nước vào trong hũ. Chỉ cần đổ khoảng một nửa hoặc 2/3 rồi sau trộn đều với nguyên liệu mới là đủ.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới