Thông thường, mọi người thường để giày dưới gầm giường, trong phòng ngủ để tiện cho việc lựa chọn mỗi khi ra khỏi nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy, do được sử dụng hằng ngày nên đôi giày không tránh khỏi việc nhiễm tạp khí. Chính vì thế, gia chủ chỉ nên để giày ở khu vực gần cửa ra vào, tránh đặt giày một cách tùy tiện tiện. Nếu không, các loại khí uế tạp bên ngoài sẽ theo đôi giày vào trong nhà và ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của các thành viên trong gia đình.
Tuy có giá trị sử dụng nhưng tủ giày không thể đặt ở vị trí quan trọng chính giữa mà. Chúng chỉ thích hợp đặt dịch sang 2 bên, cách điểm trung tâm một chút.
Thông thường, tủ giày không được cao hơn độ cao của chủ nhà, nếu cao hơn bị coi là không thuận. Diện tích tủ giày nên nhỏ và thấp, không nên rộng và cao. Chiều rộng của tủ giày (kể cả khi mở cửa tủ) không nên vượt quá một phần 3 chiều rộng của bức tường. Trong trường hợp cửa đại của ngôi nhà thông với hành lang thì tủ giày còn có tác dụng làm tấm bình phong, ngăn chặn các loại xung khí tràn vào trong nhà.
Phong thủy học nhà ở rất coi trọng sự lưu thông không khí, vì thế tủ đựng giày phải cố gắng không gây mùi lạ. Bởi nếu mùi lạ lan tỏa trong không gian, bạn sẽ khó có được một không gian phong thủy hài hòa. Theo đó, gia chủ nên hạn chế chọn loại tủ không cửa để tránh tạp khí từ những đôi giày lan ra ngoài, gây làm nhiễm bẩn nguồn năng lượng trong nhà. Cách tốt nhất là sử dụng tủ giày và đặt toàn bộ giày dép vào trong đó. Tủ giày nên là loại có cánh cửa, vì như vậy có thể tránh được tạp khí. Tóm lại, có năm điều nên làm đối với tủ giày: - Tủ giày nên kín đáo: Tủ giày phải có cửa, nó ẩn giấu hòa khí, hòa khí không được thất tán ra ngoài. Hơn nữa tủ giày quá lộ rõ ra ngoài nhìn cũng không đẹp mắt.
- Tủ giày phải thấp: Nên chú trọng việc phối hợp sơn thủy giữa tủ giày và chủ nhà. Chủ nhà là núi, tủ giày là nước, chiều cao của tủ giày không nên vượt quá ngực chủ nhà. - Tủ giày nên nông: Tủ giày sâu thích hợp cho những đôi giày số lớn nhưng tủ giày không nên quá sâu, vì như vậy sẽ gây cảm giác như sa chân vào vũng lầy. - Tủ giày phải đặt chỗ khuất: Vị trí tủ giày nên kín đáo, không nên lộ rõ trước mắt, do đó phải bố trí tủ giày vào chỗ khuất, không đặt giữa nhà. - Tủ giày phải thông gió: Trong giày có hơi chân kém sạch sẽ, cần kịp thời tẩy trừ, vì vậy tủ giày không thông hơi thoáng khí, không nên quá kín. Có bốn điều kiêng kỵ khi đặt tủ giày: - Kỵ tủ giày hướng thẳng vào cửa chính. - Kỵ tủ giày kề sát nhà vệ sinh. - Kỵ tủ giày đặt gần nhà bếp. - Kỵ tủ giày dơ bẩn.