Ngải cứu là một loại rau quen thuộc của nước ta. Nó còn được gọi với tên gọi khác là ngải diệp. Theo đông y, cây ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Loại cây này sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không có cuống, màu hai mặt lá khác nhau. Nước ta, cây ngải cứu được tìm thấy nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng,…
Người xưa thường khuyên trồng ngải cứu trước nhà vì giá trị phong thủy to lớn của loài cây này.
Ngải cứu vốn dĩ được xem là một loại thuốc quý trong dân gian có tác dụng cầm máu và chữa một số bệnh. Tuy nhiên, ít người biết được rằng bên cạnh những công dụng ấy thì về quan niệm phong thủy, loại cây này còn có tác dụng xua đuổi tà ma. Chính vì thế, rất nhiều người thích trồng ngải cứu trước cửa nhà.
Ý nghĩa của cây ngải cứu
Ngải cứu là loại cây có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy xa xưa. Ngải cứu là cây thiêng thường được người xưa dùng để trừ tà, đuổi ma quỷ. Theo quan niệm xưa thì ngải cứu là cây dương khí mạnh, chúng thuần dương nên có thể xoay chuyển mọi vật, giúp trừ tà cải vận, bảo vệ gia chủ bình an gặp nhiều may mắn thuận lợi.
Hơn nữa ngải cứu có tính thanh tẩy không gian, khử độc. Thế nên ngải cứu thường được dùng để xông nước hoặc đốt xông khói để đuổi ma quỷ và trị bệnh. Thời xa xưa người ta còn dùng cây ngải cứu để xem bói, đoán vận mệnh tương lai.
Ngoài ra, cây ngải cứu cũng được dùng để trị muỗi, đuổi muỗi, người ta cũng thường nấu nước ngải cứu để tắm trị cảm và đuổi vận xui.
Ngải cứu là một vị thuốc tốt cho phụ nữ dùng để điều hòa ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giúp làm đẹp da. Ngải cứu là vị thuốc dân gian được nhiều người ưa chuộng và cũng là loại rau ăn mà nhiều người yêu thích.
Cách trồng ngải cứu tại nhà
Bạn có thể tận dụng những thùng xốp, thùng nhựa để trồng cây ở ngoài ban công. Ở dưới đáy nên đục lỗ để thoát nước giúp cây không bị ngập úng.
Đất trồng, bạn nên chọn đất sạch, kết hợp với phân bón hữu cơ, phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai mục để tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Trước khi trồng, bạn cần tiến hành phơi ải, cày bừa để tiêu diệt mầm bệnh trong đất.
Bạn có thể trồng ngải cứu bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên việc trồng bằng cách giâm cành sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bạn hãy chọn những càng sống khỏe mạnh, không có mầm bệnh, không quá non vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống.
Gieo trồng
Khi đã chọn được giống thì bạn cắt cành thành từng đoạn dài khoảng 10cm, sau đó cắm sâu xuống đất khoảng 3cm. Cần cắt tỉa bớt phần lá để giảm sự thoát hơi nước và kích thích cho cây nhanh ra lá mới. Nhưng bạn không được cắt hết các lá vì như vậy cây sẽ không thể quang hợp được và sẽ chết.
Mật độ trồng sẽ là hàng cách hàng 25cm, bạn không nên trồng với mật độ quá dày vì dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát sinh, còn nếu chồng quá thừa thì sẽ không tận dụng được tối đa diện tích đất.
Sau khi trồng ngải cứu xong, bạn nên phủ lên một lớp rơm rạ khô và tưới nước dạng phun sương để cung cấp độ ẩm cho cây và đất. Bạn nên trồng cây vào buổi chiều để cây không bị mất nhiều nước.
Chăm sóc
Trong quá trình trồng, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây để cây sinh trưởng và phát triển. Mỗi ngày nên tưới hai lần vào sáng sớm và chiều mát. Trong giai đoạn cây con, vừa mới trồng nếu như thiếu nước cây sẽ chậm lớn và yếu ớt.
Trong quá trình trồng ngải cứu, không thể thiếu được bước bón phân. Tùy vào từng loại đất khác nhau mà bạn điều chỉnh lượng phân bón. Nếu bón lót, hãy sử dụng phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh để tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất.
Bón thúc vào các thời điểm sau khi trồng khoảng hai tuần, và trước khi thu hoạch khoảng một tuần.
Bạn cũng phải thường xuyên quan sát cây để phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh có thể tấn công cây.
Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 40 ngày, bạn có thể thu hoạch được rau ngải cứu. Khi thu hoạch, bạn dùng dao hoặc kéo cắt ngang cây, chừa lại gốc khoảng 10cm để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển cho đợt thu hoạch tiếp theo.