NHÀ » Phong thủy

Tại sao bàn thờ Thần Tài phải đặt dưới đất mà không đặt trên cao? Câu trả lời rất nhiều người vẫn chưa biết

Chủ nhật, 07/07/2024 10:22

Một điều đặc biệt trong việc thờ cúng Thần Tài là bàn thờ thường được đặt ở vị trí thấp, gần mặt đất, thay vì đặt trên cao, ở nơi tôn nghiêm như bàn thờ gia tiên và các vị thần linh khác. Lý do vì sao lại như vậy?

Tại sao bàn thờ Thần Tài phải đặt dưới đất mà không đặt trên cao?

Theo truyền thuyết, Thần Tài vốn làm việc ở trên trời, vì một sự cố mà rơi xuống trần gian, từ đó có duyên giúp cho nhiều người ở hạ giới làm ăn phát tài. Để tỏ lòng biết ơn và cũng để cầu mong có thêm tài lộc, làm ăn thuận lợi, người dân lập bàn thờ cúng vị thần này.

Một điều đặc biệt trong việc thờ cúng Thần Tài là bàn thờ thường được đặt ở vị trí thấp, gần mặt đất, thay vì đặt trên cao, ở nơi tôn nghiêm như bàn thờ gia tiên và các vị thần linh khác.

Tại sao bàn thờ Thần Tài lại đặt dưới mặt đất? Tục lệ này có thể bắt nguồn từ một sự tích dân gian về Thần Tài. Theo đó, sách "Sưu thần ký" của Trung Quốc kể lại rằng, người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có.

Vào ngày mùng 1 Tết năm ấy, không biết vì lý do gì Âu Minh tức giận đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà.

Vợ Âu Minh không để ý nên khi quét nhà vô tình hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó về sau, nhà Âu Minh nghèo dần. Người ta nhận ra Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ. Từ sự tích này mà nhiều gia đình kiêng quét nhà, hốt rác vào 3 ngày Tết vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác, và bàn thờ Thần Tài mà thường được đặt ở góc nhà, trên sàn.

Ngoài ra, việc đặt bàn thờ Thần Tài dưới mặt đất còn mang ý nghĩa về tâm linh, phong thủy và văn hóa, cụ thể là:

- Biểu tượng của sự kết nối với đất: Việc đặt bàn thờ Thần Tài dưới mặt đất mang ý nghĩa biểu tượng của sự kết nối với đất đai, vì trong văn hóa Á Đông, đất là yếu tố quan trọng, biểu trưng cho sự ổn định, bền vững và thịnh vượng. Việc đặt bàn thờ thần Tài dưới mặt đất có ý nghĩa tạo nền tảng vững chắc cho việc kinh doanh, buôn bán.

- Thu hút tài lộc từ mọi hướng: Theo quan niệm phong thủy, vị trí thấp giúp Thần Tài dễ dàng nhận được sự cầu nguyện và cúng bái từ gia chủ, đồng thời hút tài lộc từ bên ngoài vào nhà. Khi đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí thấp, người thờ cúng phải cúi xuống, thể hiện sự tôn kính và lòng thành tâm, từ đó gia tăng hiệu quả cầu tài.

Cũng theo phong thủy, vị trí thấp, gần cửa ra vào là điểm giao thoa giữa nội và ngoại, nơi dòng khí lưu thông mạnh mẽ nhất. Bàn thờ Thần Tài đặt ở đây sẽ nhận được nhiều năng lượng tích cực, giúp gia chủ buôn may bán đắt. Bàn thờ thần Tài được đặt hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ, giúp thần Tài dễ dàng "nhìn thấy" khách hàng và mang tài lộc vào nhà.

Bàn thờ Thần Tài phải đặt dưới đất mà không đặt trên cao.

- Tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày: Trong các gia đình buôn bán, bàn thờ Thần Tài thường được đặt ở cửa hàng hoặc nơi kinh doanh. Việc đặt bàn thờ dưới mặt đất mang lại sự tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày. Người kinh doanh có thể dễ dàng thắp nhang, dâng lễ và cầu nguyện mỗi ngày mà không cần phải tốn quá nhiều công sức. Đồng thời, vị trí này giúp người bán hàng dễ dàng quan sát và chăm sóc bàn thờ, đảm bảo luôn sạch sẽ và tươm tất.

- Linh hoạt trong sắp đặt: Bàn thờ Thần Tài đặt dưới mặt đất thường có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và sắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà hoặc cửa hàng. Điều này rất hữu ích đối với các không gian nhỏ hẹp, nơi mà việc đặt một bàn thờ lớn trên cao sẽ gây khó khăn và chiếm diện tích. Bên cạnh đó, bàn thờ nhỏ gọn còn phù hợp với các cửa hàng di động, giúp người kinh doanh thuận tiện mang theo và lập bàn thờ ở bất cứ nơi đâu.

- Tạo sự gần gũi với thần linh: Việc đặt bàn thờ Thần Tài dưới mặt đất tạo cảm giác gần gũi và thân thuộc giữa gia chủ và thần linh. Điều này giúp gia chủ cảm thấy được sự hiện diện và bảo trợ của thần Tài trong cuộc sống hàng ngày. Sự gần gũi này còn giúp gia chủ dễ dàng chia sẻ những lo toan, mong muốn và nguyện cầu với thần Tài, tạo nên mối quan hệ thiêng liêng và bền vững.

Hướng đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa

Có 2 hướng khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gia chủ nên chọn đó là hướng đón lộc và hướng tốt theo mệnh của gia chủ.

Chọn hướng đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa theo mệnh gia chủ

- Mệnh Kim nên đặt bàn thờ Thần Tài quay về các hướng tốt như: Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (hướng sinh khí), Tây Nam (Thiên y).

- Mệnh Mộc nên đặt bàn thờ quay về các hướng tốt: Tây Bắc (Diên niên), Đông (Diên niên), Đông Nam ( Phục vị).

- Mệnh Thủy nên đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa quay về các hướng tốt như: Tây (Diên niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị).

- Mệnh Hỏa nên đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa quay về các hướng Nam (Sinh khí), Đông Nam (Diên niên), Bắc (Thiên y), Đông (Phục Vị).

- Mệnh Thổ nên đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa quay về các hướng Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Phục vị).

Chọn hướng đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa theo hướng đón lộc của gia chủ

Nhiều người lựa chọn hướng đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa theo các cung như cung Thiên Lộc, cung Quý Nhân đều là 2 cung may mắn, cát khánh.

Cung Thiên Lộc - Hướng Đông Nam

Hướng Đông Nam là phương Lâm quan của Tuế can, gia chủ chọn hướng này sẽ mang lại may mắn về tiền bạc, sự hưng thịnh trong làm ăn kinh doanh, thăng tiến trong sự nghiệp.

Cung Quý Nhân - Hướng Tây Bắc

Cung Qúy Nhân nằm ở hướng Tây Bắc, là quý nhân thiên ất – vị thần đứng đầu cát thần có khả năng chế ngự, hóa giải mọi điềm xấu, điềm chẳng lành, giúp đem đến may mắn, sự bình an, hóa giữ thành lành.

Nếu bạn chưa xác định rõ được các hướng thì bạn nên dùng la bàn. Bên cạnh đó, bạn cần phải dựa vào tuổi của gia chủ để có thể đặt vị trí bàn thờ Thần Tài hợp lý nhất và đảm bảo trước mặt bàn thờ cần sạch sẽ, thoáng đãng.

Cách bố trí trên bàn thờ Thần Tài cho đúng

- Đầu tiên là vị trí sắp xếp : Nếu ban thờ có cả ông Thần Tài và Thổ Địa thì nhìn theo hướng bàn thờ từ trong nhà ra bên trái là ông Thần Tài và bên phải là ông Thổ Địa. Bên phải là Thần Tài, bên trái là Ông Địa theo hướng nhìn từ bên ngoài nhìn vào.

- Đặt bát hương ngay chính giữa ban thờ Thần Tài.

- Năm chén nước xếp nằm ngang trên khay hình chữ nhật. Hoặc có thể xếp năm chén nước thành hình chữ thập.

- Tiếp theo 2 hũ đựng gạo, muối, có thể là 2 chum nhỏ có nắp đậy kín. Những hũ này không cần thay đổi thường xuyên mà nên để đến cuối năm rồi thay 1 lần.

- Nếu có thờ thần Cóc (Thiềm Thừ), tốt nhất là nên đặt chéo với cửa ra vào, tránh đặt đối diện, ban ngày nên xoay thần Cóc ra ngoài, nhưng ban đêm thì quay vào bên trong.

Đồng thời, gia chủ cần thường xuyên lau chùi ban thờ sạch sẽ để vượng khí và hút nhiều tài lộc hơn. Lưu ý không nên lau dọn ban thờ thần Tài vào các ngày: Ngày nguyệt kỵ: 5, 14, 23 (âm lịch); Ngày tam nương: 3,7,13,18,22,27 (âm lịch).

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới