Cầu thang còn là nơi thu hút mọi yếu tố tự nhiên cũng như phong thuỷ cho ngôi nhà. Ngoài chức năng lưu thông, cầu thang còn dẫn lối cho không khí và ánh sáng của ngôi nhà. Chính vì vậy, làm cầu thang bao nhiêu bậc và cách xây cầu thang ra sao đều được gia chủ tính toán kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc.
Tạo sao bậc cầu thang lại có số lẻ
Theo nguyên lý cân bằng và dòng năng lượng trong phong thuỷ, cầu thang được coi là một kênh dẫn dòng năng lượng và tương tác giữa các tầng của ngôi nhà. Số bậc lẻ được cho là tạo ra sự cân bằng và thu hút dòng năng lượng hơn so với số bậc chẵn. Nguyên lý này có liên quan đến nguyên lý cân bằng yin và yang trong phong thuỷ, với sự kết hợp giữa yếu tố nữ (số lẻ) và nam (số chẵn).
Theo lý thuyết Số Học, số lẻ thường được coi là mang lại sự hoàn hảo và tinh thần tích cực. Số bậc lẻ trong cầu thang có thể tạo ra sự cân đối hơn và mang lại cảm giác hài hòa và cảm xúc tích cực cho người sử dụng, giúp mang lại sự linh hoạt và tiến bộ trong cuộc sống.
Theo phong thủy, cầu thang phải có số lẻ.
Với nhiều chuyên gia, thiết kế với số bậc lẻ cũng sẽ giúp hình dáng và cấu trúc ngôi nhà được hài hòa hơn. Số bậc lẻ tạo ra một sự khác biệt giữa các bậc và làm nổi bật cầu thang.
Số bậc lẻ còn có thể tạo ra các bậc với độ cao tương đối đồng nhất, mang lại sự thoải mái và an toàn khi sử dụng cầu thang. Khi có số bậc lẻ, bạn sẽ có thể đặt cả hai chân trên một bậc thang cùng một lúc, điều này sẽ giúp cho việc di chuyển được cân bằng và chắc chắn hơn. Ngược lại, khi số bậc chẵn được sử dụng, việc phân bố độ cao giữa các bậc có thể trở nên khó khăn hơn và gây ra sự không thoải mái trong quá trình đi lại.
Tính bậc cầu thang chuẩn phong thủy
Theo triết học phương Đông, vòng trường sinh được coi là quy luật sinh tồn của con người. Đời người ai cũng phải trải qua 12 giai đoạn, gồm: Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai và Dưỡng. Để tính số bậc cầu thang theo phong thuỷ dựa vào vòng trường sinh, gia chủ phải xác định được kiến trúc của ngôi nhà của mình thuộc hình Ngũ hành nào.
Nhà thuộc hình Thủy (giống như nước, nhà hình Thủy không theo một thiết kế nhất định nào cả, kiến trúc không đồng đều và được trang trí bằng nhiều yếu tố liên quan tới nước như hòn nam bộ, thác nước). Bậc trường sinh của nhà thuộc hình Thủy là bậc thứ 1.
Nhà thuộc hình Mộc (mái hình trụ, cột, những ngôi nhà hình Mộc thường có màu xanh lá cây. Thường là những tòa cao ốc, văn phòng hoặc khách sạn) . Bậc trường sinh của nhà hình Mộc là bậc thứ 3.
Nhà thuộc hình Thổ (mái nhà thẳng, dài, thấp). Bậc trường sinh của nhà hình Thổ là bậc thứ 5.
Nhà thuộc hình Hỏa (mái nhọn, có hình chóp, kim tự tháp). Bậc trường sinh của nhà hình Hỏa là bậc thứ 7.
Nếu nhà thuộc hình kim (mái hình tròn, vòm và cong). Bậc trường sinh của nhà hình Kim là bậc 9.
Cầu thang cần phải tính toán số bậc theo chuẩn phong thủy.
Từ bậc trường sinh theo Ngũ hành của ngôi nhà, gia chủ đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng trường sinh, hết 12 sao sẽ lại tiếp tục đếm một vòng mới. Theo phong thủy, các cung Trường sinh, Lâm quan, Đế vượng, Mộ, Thai là các cung tốt.
Nên khi tính số bậc cầu thang dựa vào sao rơi vào cung Trường sinh, Lâm quan, Đế vượng, Mộ, Thai thì lấy, nếu rơi vào các cung còn lại thì bỏ.
Kết quả cụ thể được tính như sau:
Nếu nhà có hình Thủy ứng vào các cung tốt thì nên có số bậc cầu thang là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23...
Đối với nhà có hình Mộc ứng vào các cung tốt thì nên có số bậc cầu thang là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
Nhà có hình Thổ ứng vào các cung thì nên có số bậc cầu thang là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
Nếu nhà có hình Hỏa ứng vào các cung tốt thì nên có số bậc cầu thang là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
Với nhà hình Kim ứng vào các cung thì nên có số bậc cầu thang là 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
Ngoài cách tính theo vòng trường sinh như trên, gia chủ có thể cũng có thể áp dụng quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử để tính bậc cầu thang. Sinh - Lão - Bệnh - Tử được xem là quy luật vòng đời không thể tránh khỏi của mỗi người.
“Sinh” được xem là khởi đầu cho cuộc sống mới với ý nghĩa tràn đầy năng lượng, trẻ trung và sinh lực cho mọi sự vật trên đời. “Lão” được xem là biểu tượng của tuổi già, mang sự héo úa và năng lượng bắt đầu kiệt quệ. “Bệnh” nghĩa là ốm đau, bệnh tật, đây được xem là điều không may mắn. “Tử” được xem là cái chết và sự chấm dứt một cuộc đời.
Khi tính bậc cầu thang, bậc 1 sẽ là bậc Sinh, bậc 2 là bậc Lão, bậc 3 là bậc Bệnh, bậc 4 là bậc Tử và bậc thứ 5 quay về bậc Sinh và tiếp tục tính như vậy cho các bậc còn lại.
Nếu bậc cầu thang rơi vào cung Sinh thì được xem là may mắn, đem lại nhiều điều tốt đẹp thuận lợi cho gia chủ. Nếu rơi vào cung Bệnh và Tử được xem là xui rủi, vận đen.
Làm thế nào để hoá giải cầu thang rơi vào cung xấu?
Nếu đã xây dựng, hoàn thiện phần trang trí cầu thang đẹp mắt mà vô tình rơi vào cung xấu, thì gia chủ cũng không nên quá lo lắng. Đừng vội nghĩ đập đi xây lại. Mặc dù đây có thể là một giải pháp nhưng lại rất tốn kém và ảnh hưởng đến kết cấu chung của toàn ngôi nhà.
Theo các chuyên gia phong thuỷ, chúng ta hoàn toàn có thể hoá giải được khi xây cầu thang mà lỡ rơi vào cung xấu. Giải pháp tốt nhất chính là tạo thêm bậc cầu thang giả. Gia chủ có thể tham khảo cách làm như sau:
Việc cần làm là mua thêm tấm thảm để đặt tại nền dưới cùng ở chân cầu thang, hoặc nền trên cùng của tầng cao. Thêm 1 đến 2, 3 tấm sao cho tấm cuối cùng rơi vào đúng cung đẹp. Chỉ cần khi bước ra mà bước vào tấm thảm là được.
Tất nhiên, khi bố trí tấm thảm thì chúng ta cần phải cố định tại một vị trí. Không nên để cho những tấm thảm xê dịch hay lệch xa khỏi vị trí chân bước khi di chuyển. Đây là cách làm đơn giản và cũng không quá tốn kém. Gia chủ có thể áp dụng để hoá giải khi cầu thang nhà mình rơi vào cung xấu.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.