SỨC KHỎE » Chăm con

9 câu cha mẹ tuyệt đối không được nói với con vì chỉ khiến bé trở nên nhút nhát và thành kẻ thất bại trong tương lai

Thứ hai, 17/10/2022 08:11

Ngay cả lúc nóng giận, các bậc cha mẹ cũng nên kiềm chế, tránh nói những lời sau đây nếu không muốn bé ngày càng nhút nhát, rụt rè.

1. "Con đừng có bịa chuyện! Điều đó không bao giờ xảy ra"

Đây là câu nói mang tính sát thương lớn mà cha mẹ tác động đến con cái. Kết quả là, trẻ bắt đầu nghi ngờ nhận thức của chúng về thực tế. Điều này khiến trẻ dần mất niềm tin vào bản thân của mình từ đó không muốn bộc bạch suy nghĩ với cha mẹ nữa.

Tránh những câu nói này sẽ giúp bạn trở thành một người cha, một người mẹ mẹ tốt hơn.

2. "Con có thể làm tốt hơn"

Ngay từ đầu, cha mẹ đã đặt kỳ vọng rất cao đến mức đứa trẻ phải luôn đạt được thành tích tốt nhất. Đồng thời, người lớn thường quên khen thưởng trẻ về kết quả mà chúng đạt được.

Một đứa trẻ sống trong "cuộc đua vĩnh cửu" của cha mẹ tương lai sẽ không biết quý trọng bản thân và tận hưởng quá trình làm việc của mình. Và, tất nhiên hệ quả không tránh khỏi là khiến trẻ căng thẳng, trì hoãn và bỏ cuộc đua, mệt mỏi vì không ngừng quay trên guồng quay của tham vọng của người khác.

3. "Trong ngôi nhà này không có gì là của con hết"

Ý tưởng độc hại của cha mẹ cho rằng chừng nào một người không kiếm được tiền thì “họ chẳng là gì hết” đang tạo ra một thế hệ nghiện làm việc có ý thức.

Những đứa trẻ nghe câu nói trên không bao giờ cảm thấy an toàn. Tuổi thơ bị đánh mất, trầm cảm, lo lắng, suy nhược cảm giác tội lỗi và xấu hổ, và lòng tự trọng thấp chỉ là một vài trong số những hậu quả phổ biến của hình thức nuôi dạy con cái này.

4. “Con còn nhỏ, không được làm... cái này".

Nhiều trẻ em bị cấm thực hiện một số hành động cụ thể. Nhiều người lớn cho rằng trẻ em không được phép khóc, phải dễ thương... Bé gái phải mặc đồ màu hồng, không nên trèo cây, chơi xe lôi hay chơi khúc côn cầu. Những hạn chế này ngăn cản trẻ tự do tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Ngoài ra, cụm từ này hình thành quan niệm sai lầm ở trẻ em. Các bé trai lớn lên cảm thấy rằng các bạn nữ thua kém mình. Đối với các cô gái dường như tất cả các chàng trai đều là những kẻ côn đồ hung hãn. Điều này có thể dẫn đến những rắc rối trong mối quan hệ với người khác giới.

5. "Món đồ này con không cần có"

Một số câu hỏi đồng nghĩa khác mà cha mẹ sử dụng như: "Con muốn nó để làm gì?", "Con vẫn sẽ sống tốt mà không có nó"... Từ đó, đứa trẻ phải quên đi những ước mơ và mong muốn của mình. Và không phải vì chúng không thể thực hiện được, mà bởi vì cha mẹ không cho là cần thiết. Theo thời gian, trẻ em chỉ đơn giản là ngừng mơ về điều gì đó bởi vì chúng hiểu rằng điều đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.

6. "Con luôn làm hỏng mọi thứ, thà để mẹ làm còn hơn"

Không ai sinh ra đã có khả năng nấu ăn, giặt giũ hay ủi áo sơ mi: tất cả đều phải có kinh nghiệm, phải thử và mắc sai lầm. Cha mẹ thường dễ dàng tự làm một việc gì đó hơn là dạy trẻ.

Nhiều ông bố bà mẹ cố gắng bảo vệ đứa con nhỏ khỏi những việc lặt vặt mà quên rằng đây là một phần quan trọng trong việc nuôi dạy con cái.

Những đứa trẻ không có cơ hội học hỏi từ những sai lầm của mình, khi trưởng thành cảm thấy mình khiếm khuyết, trốn tránh trách nhiệm, và không tin vào sức mình.

7. "Con là anh/chị cả!"

Khi gia đình có em nhỏ, đứa lớn mặc định phải biết nhường nhịn và cư xử như người lớn. Trong mắt nhiều bậc cha mẹ, chúng mất đi quyền được nhỏ bé, dù chênh lệch tuổi tác rất nhỏ.

Việc "chín sớm" và ép phải trưởng thành không hề có lợi cho con. Tuổi thơ của trẻ có thể bị đánh mất và điều này có thể trở thành một trở ngại tâm lý trong việc tạo dựng một gia đình của riêng con trong tương lai.

8. "Con không đẹp ..."

Cha mẹ là tấm gương đầu tiên mà đứa trẻ tự soi mình để hiểu mình là người như thế nào. Và nếu bố và mẹ thường xuyên nhắc lại với trẻ rằng tóc quá mỏng, chân vẹo và mũi củ khoai... đồng nghĩa với việc hạ thấp giá trị của trẻ. Khiến trẻ sống khép mình hơn.

Thay vì tập trung vào điểm xấu, hãy cho trẻ biết được điểm mạnh của mình sẽ giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn.

9. "Con sẽ là kẻ thất bại, không làm nên trò trống gì đâu"

Việc cha mẹ không tin tưởng vào khả năng của con cái ảnh hưởng mạnh mẽ đến lòng tự trọng của bé. Nếu những suy nghĩ như vậy thường xuyên khắc sâu trong trẻ, chúng sẽ chỉ học được một điều: "Ai cần tôi nếu chính cha mẹ của tôi coi tôi là kẻ vô dụng, không có năng lực gì?".

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới