SỨC KHỎE » Chăm con

2, 3 tuổi trẻ sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng, đây là 4 điều bố mẹ có thể làm để giúp bé

Thứ sáu, 27/04/2018 20:08

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ khiến nhiều ba mẹ không biết cư xử như thế nào. Do vậy, cần có những hiểu biết về giai đoạn này để nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Với các mẹ đang nuôi con nhỏ, chắc hẳn đã hơn một lần bạn băn khoăn: Sao tự dưng hôm nay con quấy thế? Tự dưng hôm nay còn không chịu "hợp tác" khi mẹ cho ăn? Hay tự dưng hôm nay con không thích tắm mặc dù mọi khi rất thích?

2, 3 tuổi trẻ sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng, đây là 4 điều bố mẹ có thể làm để giúp bé

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy trong khoảng 2 - 3 năm đầu đời, chúng ta có thể đoán biết được một vài giai đoạn bé sẽ khó tính hơn bình thường. Những giai đoạn này được một số nhà nghiên cứu gọi là giai đoạn khủng hoảng bởi đây là giai đoạn bé sẽ có những biến đổi về hành vi, cảm xúc và trở nên tiến bộ hơn về mặt nhận thức.

Khi trẻ bước vào giai đoạn này thì cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy làm những điều dưới đây để giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất nhé.

Ôm bé thật nhiều mỗi ngày

Hầu hết những bé 2 - 3 tuổi đều cần được mẹ ôm hôn thật nhiều, dù nhiều khi mẹ không sẵn lòng làm việc đó. Nhưng hãy cố gắng tạm gác công việc và ôm trẻ thật nhiều mỗi ngày. Đừng quên nói những lời yêu thương, dù có thể bé đang cư xử rất khó chịu.

Không thỏa hiệp

Đừng vì những tiếng gào thét mà dễ dàng thỏa hiệp với trẻ nhỏ. Điều đó tuyệt đối không nên lúc này. Một lần thỏa hiệp sẽ dần là thói quen để những đứa trẻ sẽ vịn vào đó mà càng ngày càng ương bướng. Nếu quá dễ dãi chúng ta khó có thể dạy con trở thành một em bé ngoan được.

Bình tĩnh

Bình tĩnh cũng là một phương pháp để giúp bé vượt qua khủng hoảng mà không cần nổi giận hay la hét. Đơn giản lý do mẹ cần hiểu khi bé nổi loạn là vì bé vẫn chưa biết nhiều chuyện trong cuộc sống nên mới tự muốn làm theo ý mình. Do vậy mẹ cần dành chút thời gian và kiên nhẫn để cho bé làm theo ý muốn của mình một tí, rồi sau đó giải thích cho bé hiểu, cộng thêm sử dụng một số chiêu để đánh lạc hướng rồi dẫn dắt theo ý muốn của mẹ.

Ngược lại nếu mẹ chỉ la hét, nổi giận thì sẽ đánh mất cơ hội để dạy bé thêm nhiều điều mới lạ trong cuộc sống. Không chỉ vậy, lúc nào mẹ cũng chỉ nói không được, không được rổi tỏ thái độ giận giữ, mà không từ từ giải thích lý do thì vô tình sẽ làm bé trở nên thiếu tự tin, không phát triển toàn diện được.

Hãy luôn quan tâm đến trẻ từ những việc nhỏ nhất, thường xuyên nhất

Nếu bé 2 - 3 tuổi nhà bạn luôn giành điện thoại ra khỏi tay bạn khi bạn đang nói chuyện hoặc đập bàn phím máy tính của bạn khi bạn đang bận làm… thì nghĩa là bé đang cần bạn. Tất nhiên mẹ hiểu là bé luốn được mẹ quan tâm mọi lúc, mọi nơi, nhưng mẹ thì lại có rất nhiều việc khác phải làm, chẳng hạn giặt giũ, ủi đồ, đọc email… Bởi cuộc sống cần phải như vậy. Khi nhận thấy bé đang tìm cách thu hút sự quan tâm của mẹ, mẹ hãy tạm dừng việc đang làm và giành cho bé vài giây thôi cũng được. Hãy nhìn vào mắt bé, hỏi bé vài câu hỏi và lắng nghe bé trả lời. Hãy thực sự lắng nghe, dùng cử chỉ để bé hiểu là mẹ đang rất quan tâm, chẳng hạn, bỏ điện thoại xuống rồi mới nói chuyện với bé. Sau khi lắng nghe bé, mẹ cần tìm cách "đánh lạc hướng" bé một cách khéo léo.

>> 15 loại rau, củ, quả giải nhiệt cực tốt cho bé trong mùa hè

Hạ Tú (Theo Nld.com.vn)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới