Nhưng, bạn có thực sự sử dụng tã đúng cách cho con mình?
Cũng như cách đây một thời gian, một cặp vợ chồng trẻ vội ôm con đi khám thì bác sĩ cho biết con bị dị ứng, da mẩn đỏ. Sau khi kiểm tra bác sĩ chẩn đoán:
Nguyên nhân là do trẻ bị “chàm” vì mặc tã và ở trong tình trạng ẩm ướt thời gian dài. Nghe đến đây, bố mẹ đứa trẻ cũng hoang mang, họ thường dùng tã cho con, thay tã thường xuyên, làm sao trẻ vẫn bị ướt? Bác sĩ đã trực tiếp chỉ rõ cho bố mẹ đứa trẻ rằng:
“Cha mẹ có thói quen lau ướt cho con trước khi thay tã không?” Nghe những lời này, đôi vợ chồng trẻ chợt nhận ra. Thông thường, khi thay tã cho bé, hoặc khi bé bị hôi, mẹ sẽ lau sạch bằng khăn ướt vì cho rằng lau sạch hơn, mặt khác khăn ướt có vẻ nhẹ nhàng tiện dụng hơn, nhưng không ngờ đó lại là một cách làm sai lầm.
Không riêng gì cặp vợ chồng trẻ này, có rất nhiều bậc cha mẹ cũng đang sử dụng sai phương pháp khi thay tã cho con. Đặc biệt những hành động thay tã sai cách này rất dễ gây đỏ đít, thậm chí gây tổn thương cột sống của bé, cha mẹ cần lưu ý.
1. Không thay kịp thời, kéo dài thời gian sử dụng tã, bỉm một cách mù quáng
Khi thay tã/bỉm cho con, nhiều bà mẹ luôn có tâm lý tiết kiệm, kéo dài thời gian sử dụng tã/ bỉm của con một cách mù quáng.
Ngày nay, giá tã, bỉm cũng không mấy rẻ riền, để tiết kiệm chi phí, một miếng tã bị ướt trong 5, 6 giờ mà vẫn chưa được thay. Thực ra tâm lý này cũng dễ hiểu, dù sao giá thành của tã, bỉm cũng không thấp, cố gắng kéo dài thời gian sử dụng, có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Nhưng với cách này, rất có thể bé sẽ bị vi khuẩn ăn mòn, nếu lâu ngày không được thay tã, phân của bé sẽ dồn lại trong tã, dễ bào mòn làn da mỏng manh của bé và gây ra những tổn thương nhất định đến sức khỏe của bé.
Vì vậy, các bà mẹ không nên mù quáng kéo dài thời gian sử dụng của tã, và nên thay tã sau mỗi 3 đến 4 giờ càng tốt, giữ cho mông bé luôn khô ráo là lựa chọn tốt nhất.
2. Ham của rẻ, dùng bỉm “rẻ tiền” cho trẻ
Cũng có một số bà mẹ rất chăm chỉ thay bỉm cho con, cũng rất đều đặn khoảng 2 tiếng đồng hồ thay một chiếc, tuy nhiên họ lại sử dụng nhiều loại tã, bỉm rẻ tiền, thậm chí không có nhãn mác hay giấy chứng nhận phù hợp.
Đồ dùng trẻ tiền, đặc biệt là đồ dùng cá nhân không được mua bừa bãi mà phải đảm bảo chất lượng, nếu không sẽ dễ có khả năng gây hại nhất định cho trẻ.
Vì vậy, cha mẹ phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm trước khi chọn bỉm cho con, đừng tham rẻ, nếu không sẽ rất dễ gây hại cho làn da mỏng manh của bé. Khi chọn tã cho trẻ, hãy cố gắng chọn một số thương hiệu lớn và uy tín.
3. Trước khi thay tã, lau mông cho trẻ bằng "khăn ướt"
Như đã nói ở trường hợp trên, cha mẹ khi thay tã cho con luôn dùng khăn ướt để lau sạch, cách này rất không phù hợp.
Vì dùng khăn ướt lau tã cho trẻ, ngay lập tức đặt mông của trẻ trong môi trường ẩm ướt rất dễ khiến vi khuẩn phát triển, dẫn đến một số bệnh chàm và các tình huống khác.
Vì vậy, các mẹ phải chú ý, trước khi thay tã cho bé phải lau bằng khăn giấy khô và sạch, nếu cảm thấy chưa sạch có thể rửa cho bé bằng nước ấm trước khi lau để đảm bảo bé được khô ráo, sạch sẽ và khỏe mạnh.
Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý đến động tác và kỹ thuật khi thay tã cho con:
Khi thay tã, cha mẹ cũng phải thực hiện đúng cách và nhẹ nhàng để tránh những tổn thương không đáng có cho trẻ. Một số cha mẹ sẽ dùng một tay để nhấc chân bé lên cao, sau đó mới lót tã cho bé. Cách này rất dễ làm mỏi các khớp của bé, nếu động tác quá mạnh, lâu ngày thậm chí sẽ làm tổn thương cột sống của bé.
Cách thay tã đúng cách phải nhẹ nhàng, từ từ nâng chân trẻ lên, nhẹ nhàng nâng mông và lưng của trẻ lên rồi nhanh chóng đặt tã vào. Chú ý không nhấc chân trẻ lên quá cao. Nếu bạn lo lắng về việc làm trẻ bị thương, bạn có thể đặt trẻ nằm thẳng trên giường và xoay nhẹ phần gốc đùi của trẻ từ trái sang phải, và đặt tã sang một bên.
Thay tã cho bé về cơ bản là việc mẹ phải làm nhiều lần trong ngày, vì vậy chúng ta phải chú ý làm đúng cách để tránh gây hại cho bé do nhầm lẫn. Mong rằng các bậc cha mẹ và các mẹ có thể học cách thay tã cho con đúng cách, đây cũng là một cách giúp con khôn lớn và hạnh phúc trong quá trình nuôi dạy con cái, cuối cùng mong rằng mỗi bé yêu được lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.