SỨC KHỎE » Chăm con

3 kiểu em bé lúc nhỏ trông có vẻ thông minh lanh lợi, lớn lên đa phần đều khó thành tài, cha mẹ không nên tự mãn quá sớm

Chủ nhật, 25/04/2021 08:30

Sinh con ra thông minh là mong ước chung của các bậc cha mẹ trên toàn thế giới. Ai cũng cho rằng muốn biết bé thông minh hay không thì có thể thấy được từ lời nói của bé và những việc làm khi còn là một đứa trẻ.

Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ lại hơi thiếu chính xác về tiêu chuẩn thông minh của con mình, cho rằng đó là biểu hiện của sự thông minh, nhưng thực tế, bé có thể không có được một tương lai tuyệt vời khi lớn lên, nếu chúng ta không có sự rèn luyện, dạy dỗ đúng cách. Dưới đây là 3 kiểu trẻ nhỏ "thông minh giả" mà nhiều bậc cha mẹ thường lầm tưởng, hi vọng sẽ không gặp đối với con nhà bạn.

Loại thứ nhất: những đứa trẻ giỏi “đổ lỗi” và không bao giờ chủ động chịu trách nhiệm

3 kiểu em bé lúc nhỏ trông có vẻ thông minh lanh lợi, lớn lên đa phần đều khó thành tài, cha mẹ không nên tự mãn quá sớm (Ảnh minh họa)

Cha ông ta đã từng nói: Trách nhiệm là chìa khóa thành công của một người.

Bất kỳ đứa trẻ nào khi lớn lên cũng sẽ gặp phải vô số sai lầm trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như vô tình làm bẩn quần áo, làm vỡ bát đĩa và những lỗi nhỏ khác.

Một số cha mẹ thiếu cẩn trọng thường bỏ qua những lỗi này của trẻ, lâu dần trẻ hình thành thói quen trốn tránh trách nhiệm, dễ nảy sinh tâm lý xuề xòa, thiếu trách nhiệm sau này.

Thậm chí nếu xảy ra lỗi, trẻ thường trốn tránh để thoát khỏi sự trừng phạt của cha mẹ, đây rõ ràng là thói quen vô cùng xấu, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của trẻ. Hãy dạy con phải tự chịu trách nhiệm về việc của mình, phải có lòng tự tin và năng lực thay vì trốn tránh như vậy. Chỉ như thế con mới có động lực để cố gắng, để tránh việc làm hại người khác và phấn đấu để có những thành quả xứng đáng dành cho chính mình, được xã hội công nhận.

Loại thứ hai: những đứa trẻ có chỉ số EQ cao nhưng "bề ngoài khác xa"

Một số em bé đã thể hiện EQ cao từ khi còn nhỏ và chúng đều ở trước mặt người lớn thể hiện EQ cao của mình, khiến những người xung quanh không khỏi thốt lên rằng "đứa bé thật thông minh".

Nhưng sau khi rời khỏi tầm mắt của người lớn, đứa trẻ lại thể hiện một bộ mặt khác, tỏ ra kiêu căng với các bạn cùng lứa tuổi và độc đoán vì được ưu ái trước mặt người lớn.

Kiểu trẻ này nhìn chung có tính phù phiếm cao, nếu người lớn thể hiện thái độ không ưu ái nữa, chúng cũng sẽ thay đổi thái độ ngay lập tức vì không đạt được mục đích. Cha mẹ nên đặc biệt lưu ý nếu trẻ có biểu hiện này cần sửa chữa kịp thời để sau này trẻ không có những suy nghĩ sai lệch.

Nịnh bợ, tâng bốc người khác

Một số đứa trẻ được bố mẹ khen rằng “thông minh, đáng yêu” khi thấy con biết cách giả đò nịnh bộ, tâng bốc người khác để chiếm được tình cảm. Tuy nhiên, hành vi như vậy về lâu dài sẽ khiến trẻ sinh ra cảm giác tự mãn, cho rằng chỉ cần dùng miệng lưỡi là có thể đỡ chân tay, sống ích kỷ và chỉ biết tập trung làm hài lòng người khác.

Trẻ sẽ quên mất bản thân mình. Thậm chí khi có người nhìn ra động cơ phía sau việc nịnh bợ của đứa trẻ, hiểu rằng tất cả chỉ là giả tạo thì cảm giác ghét bỏ là chuyện đương nhiên. Bố mẹ đừng quên chỉ có người nhà mới dễ thông cảm cho nhau, nhưng người ngoài xã hội thì cách phản ứng lại rất khác. Sự chân thành luôn là chìa khóa của mọi mối quan hệ.

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới