"Con có thể làm tốt hơn"
Ngay từ những bước đầu tiên, bạn đã đặt ra cho con mình những kỳ vọng cao đến mức đứa trẻ phải luôn đạt được những điều không thể đạt được. Đồng thời, người lớn thường quên thưởng cho trẻ về kết quả con đạt được.
Một đứa trẻ sống trong cuộc đua vĩnh cửu cho lý tưởng của cha mẹ không biết cách đánh giá cao bản thân và tận hưởng quá trình làm việc của mình. Và tất nhiên, trẻ khó tránh khỏi chứng loạn thần kinh và căng thẳng, bởi vì luôn có điều gì đó để phấn đấu. Những đứa trẻ như vậy thường bị ốm, rơi vào tình trạng trì hoãn và bỏ cuộc, mệt mỏi vì không ngừng quay cuồng trong bánh xe tham vọng của người khác.
Cha mẹ nên tránh những câu nói này trong cách nuôi dạy con cái.
"Trong nhà này không có gì là của con hết"
Một số cha mẹ tin rằng đứa trẻ chỉ trở thành một người độc lập khi nó có thể tự nuôi sống mình. Ý tưởng độc hại mà cha mẹ nhồi vào đầu con cái là nếu không kiếm được tiền thì "con chẳng là ai cả". Điều này đang tạo ra một thế hệ những người nghiện công việc.
Những đứa trẻ đã được dạy từ trong nôi rằng không có gì trong nhà của cha mẹ thuộc về chúng sẽ cảm thấy không an toàn. Mất tuổi thơ, trầm cảm, lo lắng, suy nhược cảm giác tội lỗi và xấu hổ, và lòng tự trọng thấp... là một vài trong số những hậu quả thường gặp của hình thức nuôi dạy con cái này.
"Con sẽ làm hỏng mọi thứ, tốt hơn là để đó mẹ làm"
Không ai sinh ra đã có khả năng nấu ăn, giặt giũ hay ủi áo sơ mi: mọi thứ đều cần có kinh nghiệm. Cha mẹ thường dễ dàng tự làm một việc gì đó hơn là dạy trẻ một việc mới.
Nhiều ông bố bà mẹ cố gắng bảo vệ đứa con nhỏ khỏi những lo lắng không cần thiết mà quên rằng việc nhà là một phần quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Công việc như vậy giúp phát triển tính tự chủ và kỷ luật.
Những đứa trẻ không có cơ hội học hỏi từ những sai lầm của mình, khi trưởng thành cảm thấy mình như người "tàn tật" trong nhà, ngại làm những điều mới và không tin vào sức mạnh của chính mình.
"Con không phải là người đẹp…”
Cha mẹ là tấm gương đầu tiên mà trẻ nhìn vào để hiểu bản thân mình như thế nào. Và nếu bố và mẹ thường xuyên nhắc lại với con rằng tóc con quá thưa, chân con vẹo và mũi như một củ khoai tây - thì đây chính xác là cách đứa trẻ tự nhìn nhận.
Điều này không có nghĩa là cha mẹ nói dối về ngoại hình của con, nhưng cần nhấn mạnh những ưu điểm về ngoại hình của trẻ. Biết được điểm mạnh của mình sẽ giúp đứa trẻ cảm thấy an tâm hơn. Trong khi việc liên tục chê những thiếu sót về sẽ khiến trẻ tự ti và khép kín.
"Bố mẹ đã dành cả cuộc đời cho con và con là một kẻ… vô ơn!”
Cha mẹ cố gắng hết sức để đảm bảo rằng con cái họ sống tốt hơn họ. Đối với một số người, đứa trẻ trở thành trung tâm của vũ trụ mà thế giới xoay quanh. Nhưng đứa trẻ không chọn vị trí đó và không có nghĩa vụ phải trả nợ cho cha mẹ mình cả đời vì những gì họ đã đầu tư vào. Vì đó là sự lựa chọn của bố mẹ, không phải của mẹ.
Một đứa trẻ được thấm nhuần từ thời thơ ấu với ý tưởng rằng mình là ý nghĩa tồn tại của ai đó, gánh trên vai gánh nặng trách nhiệm đối với hạnh phúc của người lớn. Và sẽ cảm giác tội lỗi vì không phải lúc nào cũng hoàn thành nghĩa vụ mong đợi.
Warning: mysqli_connect(): (HY000/2002): Connection refused in /home/dev/conglyxahoi.net.vn/backend/lib/database/Mysql.php on line 47