Cách chính xác để xử lý vết bỏng cho trẻ là gì?
- Bước 1:
Đặt vết thương dưới chậu nước sạch có vòi nước, xả nhẹ và rửa cẩn thận vùng bị bỏng để vùng da xung quanh được làm mát càng sớm càng tốt.
Nếu trẻ bị bỏng nước sôi: Khi bị bỏng trong vòng 60 giây đầu tiên, cha mẹ cần rửa vết thương bằng nước nguội sạch và thời gian xả nước không được ít hơn 20 phút.
Hãy nhớ rõ "60 giây vàng" đầu tiên để xử lý vết bỏng cho con đúng cách và hiệu quả.
- Bước 2:
Cởi bỏ quần áo khỏi vùng bị bỏng càng sớm càng tốt. Nếu da của trẻ bị bỏng cộng thêm lớp quần áo bao phủ có thể gây ra tổn thương thứ cấp cho da, vì vậy cần khẩn trương cởi bỏ quần áo sau khi làm mát vết thương.
- Bước 3:
Da của trẻ rất nhạy cảm, nếu bị bỏng lửa có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn không khí xung quanh. Do vậy, cần băng vết bỏng bằng gạc y tế sạch sẽ.
Tạo sao khi bị bỏng không cởi quần áo trước?
Khi trẻ bị bỏng không được cởi ngay quần áo của nạn nhân, đối với vùng bỏng có quần áo phải làm mát bằng cách ngâm vào nước có vòi xả nhẹ, sau đó dùng kéo cắt dần quần áo của nạn nhân. Nếu cởi ngay quần áo của nạn nhân vùng bỏng sẽ bị trớt lớp da ngoài gây mất nước, sẽ đau đớn hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn cao và khó phục hồi hơn. Do vậy, làm mát và sạch vết bỏng trước là phương pháp sơ cứu bỏng tốt nhất để tránh tổn thương vết bỏng và làm giảm đau rát ngay tức thì. Đây cũng là thao tác có tác dụng giảm viêm, giảm phù nề, giảm độ sâu của tổn thương bỏng đối với tổn thương bỏng nông.
Những sai lầm khi xử lý vết bỏng:
1. Bôi kem đánh răng
Nhiều bậc cha mẹ mới thấy con bị bỏng, họ liền làm theo kinh nghiệm người già là dùng kem đánh răng để bôi, tuy nhiên những thứ này không hề có cơ sở khoa học, thậm chí còn dễ gây nhiễm trùng cho vết thương.
2. Xả vết bỏng trực tiếp dưới vòi nước chảy mạnh
Để hạ nhiệt vết bỏng, nhiều cha mẹ đã đặt vết bỏng trực tiếp dưới vòi nước xả mạnh. Việc xả vết bỏng dưới vòi nước chảy quả mạnh rất có thể làm trầy vết thương rách nặng hơn và dễ gây thương tích thứ phát cho vết bỏng.
3. Băng bó
Khi trẻ bị bỏng, nhiều bố mẹ đã vội dùng khăn tạm trong nhà để băng bó, nhưng việc làm này là càng làm cho vết thương bị bí và thiếu lưu thông không khí, chưa kể nếu dùng khăn không sạch và nhiễm vi khuẩn sẽ khiến da của trẻ vốn đã nhạy cảm sẽ càng thêm thương tích thứ phát cho vết bỏng.
Một số lưu ý khác khi xử lý vết bỏng:
- Tuyệt đối không ngâm rửa vết thương hay đắp vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh vì vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn.
- Không nên dùng các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, lá cây... hoặc bất kỳ chất nào thoa vào vùng bỏng. Tác dụng của những cách đắp này chưa được xác thực, trong khi biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm trùng cho nạn nhân.
- Không làm trơn loét vết bỏng, bóc bỏ vòm nốt phỏng vì làm như vậy thì có khả năng gây nhiễm trùng cao.