SỨC KHỎE » Chăm con

8 nguyên tắc an toàn cho trẻ mà bố mẹ nào cũng buộc phải biết

Thứ sáu, 03/02/2017 10:49

Người ta vẫn thường nói, chuyện xây xát, bầm tím là một phần tất yếu của thời thơ ấu. Tuy nhiên, cha mẹ cần tuân thủ theo 8 nguyên tắc này để đảm bảo sự an toàn cho con.

Để tránh được những chấn thương bất ngờ và nguy hiểm cho trẻ, cha mẹ cần tuyệt đối tuân theo 8 nguyên tắc an toàn sau ở mọi tình huống.

1. An toàn khi ngủ

Nguyên tắc an toàn cho trẻ khi ngủ là điều mà cha mẹ nào cũng phải nắm rõ

Đừng nghĩ khi trẻ ngủ là cha mẹ có thể yên tâm làm mọi thứ mà con không hề gặp nguy hiểm gì. Những lưu ý cần ghi nhớ và thực hiện đó là:

- Trẻ nên nằm ngửa lưng để ngủ, tránh tư thế nằm úp sấp trong thời gian quá lâu bởi điều này có thể dẫn đến những chèn ép cho dạ dày và các cơ quan nội tạng bên trong, thậm chí dẫn đến tử vong đột ngột.

- Những chiếc chăn bông dày hoặc có họa tiết ren có thể làm cản trở đường hô hấp của trẻ. Thay vào đó, bạn cần cho trẻ nằm trên đệm cao su đàn hồi và có ga chun chắc chắn.

- Khoảng cách giữa các thanh chắn chiếc cũi của trẻ khoảng 1 lon coca cola là phù hợp, vì đây chính là khoảng cách này là tối ưu giúp em bé không bị mắc kẹt giữa các thanh.

- Khi em bé ngủ, cha mẹ không nên quàng khăn, yếm ở cổ, cho ngậm núm ti hoặc có các đồ chơi dạng chuỗi ở bên...

2. Trường hợp ngã và cách phòng tránh chấn thương

- Thiết lập hệ thống cửa an toàn trong ngôi nhà của bạn. Cầu thang trong nhà cần chắc chắn và đảm bảo từ các bậc trên cùng cho đến hết.

- Không cho trẻ đến gần khi có sự vận chuyển trong nhà hoặc người khác đang sử dụng ghế cao.

- Khi trẻ đang tập đi, cần tránh các vị trí như cầu thang, lò sưởi hoặc các loại dây treo.

- Cửa sổ trong nhà cần có thanh an toàn cũng như có gắn các thiết bị báo động trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

- Đảm bảo các đồ nội thất trong nhà luôn chắc chắn, tránh hư hỏng hoặc bị đổ xuống bất ngờ, ví dụ như các loại tủ cao...

3. Phòng chống ngạt

- Đảm bảo các đồ chơi của trẻ không chứa các bộ phận nhỏ mà trẻ có thể xé ra rồi nuốt.

- Các chế độ ăn uống của trẻ em dưới 5 tuổi không nên chứa dạng thức ăn rắn hình tròn, chẳng hạn như xúc xích thái lát, các loại hạt, kẹo cứng, ngô, nho...

- Đảm bảo nôi, cũi, đồ chơi và các vật dụng khác của trẻ để xa dây điện và nguồn điện.

- Trong giai đoạn bò, trẻ có xu hướng nhặt và cho mọi thứ vào miệng. Chính vì thế, cha mẹ cần học và biết những động tác hô hấp nhân tạo phòng khi cần thiết.

4. An toàn với lửa

- Để diêm, bật lửa vào những vị trí kín mà trẻ không phát hiện ra được. Không được cất bật lửa, diêm ở gần đồ chơi của trẻ.

- Không vừa nấu ăn vừa trông trẻ.

- Các thiết bị như bàn là, máy sấy tóc... sau khi sử dụng xong, bạn cần đặt chúng vào vị trí an toàn, tránh xa tầm với của trẻ.

- Thức ăn sau khi nấu xong cần để xa tầm với của trẻ.

- Không để trẻ ngồi quá lâu bên chiếc bếp lò hoặc lò sưởi nóng, tốt nhất là có hàng rào bảo vệ xung quanh bếp, lò nấu.

5. Phòng tránh ngộ độc

- Nếu bạn nghi ngờ rằng con mình đã nuốt phải chất nguy hiểm, không nên cố gắng để gây nôn hoặc làm cho trẻ ọe ra những gì đã nuốt khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

- Hơn một nửa các trường hợp ngộ độc ở trẻ em là do nuốt phải thuốc. Vì thế, bạn cần để tất cả các loại thuốc (kể cả vitamin) ngoài tầm với của trẻ em. Đừng gọi thuốc "kẹo" - bởi như vậy có thể kích thích sự quan tâm của bọn trẻ.

- Thuốc men và các chất tẩy rửa gia dụng cần được đặt trên tủ/ vị trí có ổ khóa mà trẻ nhỏ khó có thể cậy ra được.

- Các thiết bị điện tử nhỏ như đồng hồ, điều khiển từ xa, nến flameless, con trỏ laser, đèn pin...để xa tầm tay trẻ.

- Luôn lưu số của bác sĩ, phòng khám nơi gần bạn nhất trong điện thoại của bạn để có được lời khuyên trong trường hợp bị ngộ độc hoặc khi gặp các tình huống nguy hiểm khác.

6. An toàn với nước

- Sau khi tắm xong, cần xả bỏ hết nước trong chậu tắm, bồn tắm, khóa vòi nước, đậy nắp bồn cầu, đóng cửa nhà tắm...

- Khi có nước đang mở ở ngoài vườn hoặc khu vực hồ nước bên ngoài cần có rào chắn cẩn thận phòng trường hợp trẻ bị ngã vào, có thể dẫn đến chết đuối.

- Hơn một nửa phụ huynh tin rằng nếu con của họ có kĩ năng bơi lội thì họ không cần phải giám sát khi chúng đang ở trên mặt nước. Tuy nhiên, trong thực tế, có đến 47% trẻ em bị chết đuối trong độ tuổi 10-17 dù có kỹ năng bơi lội.

- Chính vì thế, khi trẻ ở trong nước, bạn cần chú ý quan sát, không phân tâm khi đọc sách, nói chuyện điện thoại hoặc làm bất kì việc gì khác bởi "bi kịch trong nước" luôn diễn ra âm thầm, thậm chí chưa đầy 1 phút.

7. An toàn trên xe ô tô

- Một đứa trẻ có thể ngồi trong một chiếc ghế người lớn chỉ khi chiều cao của họ vượt quá 140 cm và nặng tối thiểu 32 kg. Nếu đứa trẻ quá lớn đối với một ghế trẻ em nhưng vẫn không thể ngồi trong ghế người lớn thì bạn cần phải sử dụng một ghế nâng chuyên dụng có đai an toàn.

- Khi trẻ ngồi ở ghế ngườ lớn, chúng phải được đeo dây an toàn thông thường. Phần trên của đai thắt phải vòng qua ngực và vai của trẻ nhưng không phải trên cổ, còn phần dưới thì nằm trên hông chứ không chèn qua vùng dạ dày.

- Không thể thực phẩm, nước nóng trên xe gần vị trí ngồi của trẻ phòng khi phanh gấp.

8. An toàn khi đi xe đạp

- Khi mua cho trẻ xe đạp, xe trượt scooter..., bạn cần mua mũ bảo hiểm bảo vệ cho con để đề phòng những chấn thương lên não trong các trường hợp bị ngã hoặc va chạm.

- Cho trẻ mặc quần áo sáng màu hoặc có yếu tố dạ phang để mọi người xung quanh có thể dễ dàng nhận thấy. Xe đạp phải đủ nguồn sáng cả phía trước và sau.

- Trước khi con di chuyển, cha mẹ cần kiểm tra kĩ lại tình trạng bánh xe, hệ thống phanh, đèn...

- Trẻ cần được học và nắm vững các nguyên tắc điều khiến giao thông và kĩ năng giao tiếp bằng mắt.

Mộc Miên (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới