"Tất cả là lỗi của tôi, tôi rất ân hận về việc thiếu hiểu biết của mình" - Cô Zhao vừa nói vừa khóc khi nhớ lại sự việc xảy ra vài ngày trước với con của mình.
Cô vừa hạ sinh một bé gái mũm mĩm, đáng yêu vừa tròn 7 tháng tuổi. Một buổi sáng, cô nghiền lòng đỏ trứng thành bột và cho con ăn. Tuy nhiên, sau 30 phút thì toàn thân bé gái nóng ran, nổi mụn, sau đó nôn mửa. Ngay lập tức cô phải đưa bé vào bệnh viện để xem xét tình hình.
Ăn vài miếng trứng, bé 7 tháng phải đi cấp cứu vì sai lầm của mẹ (Ảnh minh họa)
Giải trình với bác sĩ, cô nói rằng thấy bé dạo này sụt cân nên muốn tẩm bổ thêm cho bé bằng lòng đỏ trứng mà quên mất rằng trước đó một tháng, cô cũng được bác sĩ cảnh báo rằng con gái cô có thể dị ứng với trứng, vì vậy cố gắng tránh việc ăn trứng nhất có thể.
(Ảnh minh họa)
Ngay khi vừa tới bệnh viện thì cơ thể của bé gái trở nên tím tái, những mụn dị ứng xuất hiện dày hơn. Bé bị khó thở, tiếng khóc yếu dần và rơi vào trạng thái hôn mê. Ngay lập tức bé được đưa vào phòng cấp cứu, tại đây các bác sĩ đã xác định bé ngoài phát ban thì còn bị sốc phản vệ khiếp nhịp tim và huyết áp giảm nhanh. Rất may có mặt kịp thời của các bác sĩ nên đứa bé đã được cứu sống, nếu chậm trễ một chút nữa không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Và lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ để tránh xảy ra những câu chuyện đáng tiếc như vậy khi chăm sóc trẻ rằng mặc dù trứng rất giàu chất dinh dưỡng, protein nhưng nếu cho trẻ sơ sinh ăn thì nên chú ý những điều sau:
Không ăn quá nhiều trứng cùng một lúc
(Ảnh minh họa)
Trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn rất non yếu, bởi vậy không nên cho trẻ ăn quá nhiều không thể tiêu hóa được. Hãy cho trẻ ăn đúng theo lượng đã được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Chế biến trứng chín kỹ
(Ảnh minh họa)
Trứng gà đi theo đường sinh dục của gà ra ngoài nên chúng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn sống trong đường ruột Salmonella gây viêm ruột và dạ dày. Bởi vậy, các món ăn với trứng cần được nấu chín kỹ bởi trứng sống có thể khiến trẻ nhỏ bị ngộ độc.
Đề phòng việc dị ứng
Để tránh nguy cơ bé bị dị ứng khi ăn trứng, hãy cho bé ăn từng chút một và theo dõi phản ứng của trẻ.
Không cho trẻ ăn trứng khi bị sốt
Trứng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải là thực phẩm lý tưởng dành cho trẻ đang bị sốt. Bởi vì trứng là rất giàu calo, có thể làm tăng thân nhiệt cho trẻ khi ăn.
Không dùng trứng để phục hồi sức khỏe cho trẻ
(Ảnh minh họa)
Trứng là thức ăn các bé rất thích, các món trứng luộc, trứng chiên thường là các món khoái khẩu của bé yêu. Chính vì thể, sau khi ốm dậy, các bé biến ăn thường chỉ đòi ăn trứng. Nhưng các mẹ cần lưu ý, sau thời gian bé khỏi bệnh nên hạn chế cho bé ăn trứng hoặc dùng trứng để làm thức ăn tẩm bổ cho bé.
Nguyên nhân chủ yếu là do trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể. Chính vì vậy, khi bé vừa hết sốt, nếu như bạn cho bé ăn trứng thêm vào sẽ khiến tình trạng sức khỏe của bé xấu đi và sốt cao trở lại.
Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi không nên ăn lòng trắng trứng
Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, các bà mẹ có thể cho trẻ ăn lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý các biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa và các hiện tượng dị ứng khác sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng. Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối rất yếu. Do đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới. Đối với lòng trắng trứng, trẻ sơ sinh không nên ăn cho đến khi trẻ được một tuổi. Điều này là bởi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị dị ứng nếu ăn lòng trắng trứng.