SỨC KHỎE » Chăm con

Bé buộc phải có những thói quen 'xấu' này, bố mẹ đừng nên ngăn cấm

Chủ nhật, 01/04/2018 18:29

Chăm con là một công việc không hề dễ dàng. Đôi khi những suy nghĩ mang tính cá nhân của cha mẹ lại ảnh hưởng đến sự phát triển của con em mình.

Khi đứa bé phát triển đến một giai đoạn nhất định nào đó, các bậc cha mẹ sẽ gặp phải những rắc rối từ những hành động nghịch ngợm, ương bướng của bé. Đa số khi đó các bậc cha mẹ đều cho rằng hành động này của trẻ là nghịch ngợm, không nghe lời khi lớn lên nên cách giải quyết là không cho trẻ làm những việc như vậy nữa.

Nhưng không phải hoàn toàn những việc đó đều nên bị ngăn cấm, có rất nhiều hành động của trẻ mà nó là cách thể hiện sự phát triển trí tuệ. Và trong trường hợp này, cha mẹ nên phải tận dụng nó và không nên ngăn cấm trẻ, không nên nói "không" với những hành động đó.

Bóp nát bánh trước khi ăn

Bé buộc phải có những thói quen 'xấu' này, bố mẹ đừng nên ngăn cấm (Ảnh minh họa)

Cha mẹ thường bổ sung thực phẩm cho bé sau bữa chính là những chiếc bánh quy rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ phát hiện ra rằng khi ăn chúng thường nghiền nát bánh trong tay trước khi nhặt chúng cho vào miệng. Khi đó, đa số các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng đó là hành động nghịch ngợm, lãng phí và ra sức ngăn cấm. Trên thực tế, đây là biểu hiện của sự phát triển trí não của trẻ, không nên ngăn cấm.

Theo nghiên cứu, bàn tay thể hiện sự hoạt động của não thứ hai ở trẻ và khi bàn tay hoạt động có chủ đích thì đó chính là việc thể hiện sự hoạt đông, phát triển của não bộ. Nếu cha mẹ ngăn cản hành vi này, nó thực sự sẽ ức chế, làm gián đoạn sự phát triển của trẻ. Vì vậy, hãy khuyến khích trẻ ăn như vậy thay vì ép chúng phải dừng lại.

Giữ đồ chơi với bạn cùng trang lứa

(Ảnh minh họa)

Khi bạn bè hoặc người thân mang con của mình đến chơi hoặc tham gia những cuộc dã ngoại cùng nhau, thì việc những đứa trẻ gặp và tranh giành đồ chơi, thậm chí đánh nhau, khóc là không tránh được. Vào lúc này, đa số các bậc cha mẹ sẽ buộc con mình phải nhường đồ chơi cho bạn. Nhưng đó lại là hành động cực kì sai lầm.

Trẻ không nhường đồ chơi của mình cho người khác bởi vì chúng có ý thức từ trong não bộ rằng chúng có những gì và chúng có ý thức muốn bảo vệ tài sản của mình. Vào lúc này, nếu cha mẹ không thể giúp đứa trẻ bảo vệ đồ đạc, chủ quyền của mình đối với những thứ đó thì khi lớn lên, đứa trẻ sẽ mất đi ý thức bảo vệ quyền và nghĩa vụ của bản thân. Vì vậy, trước khi chơi hoặc tham gia hoạt động tập thể, bạn nên chủ động nhắc nhở những gia đình khác là chuẩn bị đầy đủ đồ chơi và dặn dò con em mình không nên tranh giành đồ chơi với bạn khác.

Tự chơi một mình

(Ảnh minh họa)

Khi lớn lên, trẻ sẽ có những hành động như tự nói chuyện với đồ chơi của mình khi chúng yêu thích đặc biệt một loại đồ chơi nào đó. Vào thời điểm này, bậc cha mẹ thường nghĩ rằng đứa trẻ có vấn đề về tâm lý.

Nhưng trên thực tế, khi đứa trẻ tự chơi và nói chuyện một mình thì đó là quá trình mà đứa trẻ tự tạo thành ngôn ngữ của chính mình, thúc đẩy sự tập trung của trẻ. Không chỉ vậy, những suy nghĩ nội tâm của đứa trẻ sẽ được truyền tải ra bên ngoài, thúc đẩy phát triển trí não và thông minh hơn.

Hạ Tú (Theo Nld.com.vn)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới