SỨC KHỎE » Chăm con

Bé càng rõ 3 'tật xấu' này thì càng thông minh, đừng lo phạt bé

Thứ năm, 22/12/2022 19:12

Không cần phải chờ đến khi con trưởng thành, bố mẹ có thể nhận thấy những biểu hiện trẻ thông minh từ khi còn nhỏ. Dưới đây là 3 thói quen tuy xấu nhưng chứng tỏ trẻ thông minh hơn người, hãy cùng khám phá nhé!

Vẽ bậy

Những bức tường trong nhà thường xuất hiện nét vẽ bậy của các con là một điều vô cùng bực bội nhưng đó có thể là một cách phát huy sự sáng tạo của trẻ.

Từ 0 - 6 tuổi là thời điểm phát triển tinh thần lẫn thể chất của một đứa bé, nên việc viết vẽ có thể khơi nguồn sáng tạo và tăng tính tưởng tượng.

Trong một số trường hợp, cha mẹ không nhất thiết phải nói ''không'' với tất cả mọi thứ mà trẻ bộc lộ, tùy theo từng hoàn cảnh mà có những cách giải quyết phù hợp nhất. Thói quen này cũng rất cần thiết trong quá trình lớn lên của trẻ, nó có thể giúp luyện tập sự phối hợp của tay, khả năng tư duy, sáng tạo của một đứa trẻ.

Trẻ thích ngậm và mút tay

Trẻ thích mút tay là một biểu hiện bình thường của sự phát triển tâm lý. Năm đầu tiên sau khi trẻ chào đời là giai đoạn cơ sở trong quá trình phát triển nhân cách.

Thực tế, việc trẻ ở độ tuổi này thích mút tay không phải là điều xấu mà là điều tốt. Não bộ của trẻ ở độ tuổi này cần được kích thích nhiều hơn. Trẻ đưa tay vào miệng chính xác cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nâng cao của hệ giác quan và hệ vận động, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Ngoài ra, việc mút tay cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển nhận thức về bản thân.

Vì vậy, với hành vi ngậm ngón tay của trẻ, bố mẹ không nên phản ứng thái quá. Hãy luôn giữ cho tay trẻ sạch sẽ, và khéo léo điều chỉnh để trẻ dần từ bỏ thói quen này.

Vứt đồ lung tung

Khi trẻ biết bò, lật, chập chững biết đi cũng là lúc mà đồ đạc trong nhà luôn lộn xộn cả lên. Trên sàn nhà, bàn ghế, ngóc ngách nào cũng thấy đồ chơi trẻ vứt.

Khi bé ném nhiều đồ không phải là phá phách mà là cải thiện khả năng nhận thức, kích thích trải nghiệm giác quan và phát triển trí não.

Trên thực tế, khi trẻ ném đồ vật, hay vứt lung tung, đó cũng là lúc mà khả năng nhận thức, tư duy, sự tập trung và óc quan sát được rèn luyện.

Bên cạnh đó, việc ném đồ không chỉ góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của trẻ. Lúc này, cha mẹ không nên ngăn cản việc ném đồ của trẻ, mà cần lưu ý rằng cha mẹ nên đặt những đồ vật nguy hiểm ra khỏi tầm với của trẻ.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)