Để trẻ uống thuốc dễ dàng và không sợ hãi, nên chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ: cần chọn dạng thuốc lỏng như: sirô, hỗn dịch, nhũ dịch (hỗn dịch, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ thích uống. Cũng có thể chọn những loại thuốc có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ.
Đối với những trẻ lớn, thường từ 5 tuổi trở lên, có thể nuốt được viên thuốc: ta có thể cho trẻ uống thuốc dạng viên nén hoặc thuốc hình bao con nhộng. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ sợ hãi. Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.
Tạo tâm lý vui vẻ
Hãy mang thuốc tới cho con như mang một điều gì thú vị, vui vẻ đến với bé. Trẻ có thể nhận ra giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể tiêu cực từ mẹ. Bạn có thể áp dụng bằng cách sau để con có thể vui và không sợ hãi khi uống thuốc bằng cách sau: Với bé 10 tháng tuổi, có thể cùng bé ngồi xuống sàn nhà và chơi trò “ú-òa” với một chiếc khăn che mặt. Bạn hãy đặt con nằm rồi lấy tay che mắt bé vài lần như khi hai mẹ con chơi trò ú - òa, sau đó che mắt con một lần nữa trong khi cho ống bơm siro thuốc vào miệng con. Nhu vậy, bé có thể nuốt trước khi kịp nhận ra việc gì vừa xảy ra.
Tránh để bé cảm nhận vị đắng
Trẻ thường nhổ ra các thuốc có vị đắng. Để tránh điều này, một số bố mẹ dùng ống bơm và ống nhỏ giọt thuốc kể cả khi con họ đã đủ lớn để uống thuốc bằng cốc.
Tuy nhiên, nếu cảm nhận được vị đắng của thuốc bé sẽ nhổ ra nếu thuốc ra ngay. Để tránh điều này, cha mẹ có thể dùng ống tiêm cho đến khi bé uống được bằng cốc. Dụng cụ này giúp bơm thuốc nước vào sâu bên trong khoang miệng của bé lại tránh thuốc tiếp xúc với lưỡi nên hạn chế vị đắng. Hãy đưa đầu ống dọc theo trong má của bé và nhỏ từ từ.
Để làm điều này chính xác, hãy đưa đầu ống bơm thuốc dọc theo trong má bé và bơm từ từ. Cách này giúp thuốc vào sâu trong khoang miệng của bé lại tránh thuốc tiếp xúc với lưỡi nên hạn chế vị đắng.
Đánh lừa vị giác
Một số loại thuốc thêm hương liệu như chocolate, dưa hấu để thuốc có vị thơm ngon hơn. Hay vị anh đào của một loại thuốc ho cũng khiến bé thích.
Cho bé lựa chọn
Với bé lớn hơn, khoảng 3-4 tuổi, bạn có thể cho bé lựa chọn uống thuốc nước trong cốc hoặc dùng ống tiêm.
Cho bé lựa chọn khiến bé chủ động và bạn không phải “đấu tranh” khi cho con uống thuốc vì bé đã có cảm giác được tự quyết định. Trẻ sẽ không chống đối lại vì thấy mình được quyền đưa ra quyết định. Bạn cũng có thể để con tự chọn thời điểm uống thuốc (tất nhiên phải phù hợp với hướng dẫn sử dụng) - là trước hay sau khi tắm, hay chọn hương vị thuốc bé muốn.
Mẹo với nước đá
Với các bé lớn, 4-5 tuổi, có thể cho bé uống một chút đồ lạnh trước khi dùng thuốc. Nước lạnh làm tê vị giác và giúp việc uống thuốc đơn giản hơn. Ngoài ra, bạn có thể đặt thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để thuốc có vị lạnh. Một số thuốc cũng giảm vị đắng khi để lạnh. Tuy nhiên, nếu con đang bị ho, viêm họng thì nên thận trọng với cách này.
Trung thực
Đừng nói dối con và bảo chúng là thuốc này có vị ngọt nếu sự thật không phải như vậy. Khi bé đến tuổi nhận biết - thường là 3 tuổi trở lên - bạn có thể giải thích rằng thuốc sẽ giúp con nhanh khỏe.
Bạn cũng đừng bao giờ bảo con thuốc giống như kẹo khi dụ bé uống. Nếu bạn làm thế ngày nào đó bé sẽ tìm thuốc và uống quá liều, rất nguy hiểm.
Lưu ý:
- Không pha thuốc vào bất cứ loại nước nào hoặc thức ăn của trẻ
- Chỉ nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội để đảm bảo dược tính của thuốc và duy trì hiệu quả điều trị. Thành phần và hiệu quả tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi nếu pha thuốc vào những loại dịch uống hoặc thức ăn như sữa, nước ép trái cây, đồ ăn...
- Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc. Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ.
- Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống.
-Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc. Giải thích và dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc.
- Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật.
- Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày.