SỨC KHỎE » Chăm con

Cách xử lý thông minh khi trẻ chống đối và hãy cãi lời cha mẹ

Thứ hai, 20/01/2020 16:21

Dù ở độ tuổi nào, con trẻ cũng sẽ có những lúc bướng bỉnh, không nghe lời cha mẹ. Phải làm thế nào khi con một mực cãi lời? Nếu gặp trường hợp như thế, bạn sẽ giải quyết ra sao?

Nếu muốn con nghe lời, cha mẹ đừng rao giảng đạo đức mà hãy hành động, hãy lập ra những quy tắc trong gia đình, hãy cho trẻ những lựa chọn. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần nhớ về cách nói chuyện với trẻ - việc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của bé.

Cố gắng nói rõ ràng mọi việc

Hãy chắc chắn rằng yêu cầu bạn đưa ra cho bé là cụ thể và hoàn toàn khả thi với lứa tuổi. Nếu bạn nói rằng: "Con hãy đi dọn phòng con đi", trẻ có thể chỉ cố gắng dọn dẹp bên dưới sàn nhà một chút. Nhưng nếu bạn nói rằng: "Con hãy vào phòng con, quét nhà, gập gọn chăn và quần áo, sắp xếp lại sách vở" thì trẻ sẽ biết rõ hơn phải làm những gì.

Đơn giản hóa các yêu cầu của bạn

Cách xử lý thông minh khi trẻ chống đối và hãy cãi lời cha mẹ (Ảnh minh họa)

Đừng luôn đổ lỗi cho những đứa trẻ, có thể chúng không hiểu bạn muốn gì. Hãy hướng dẫn trẻ theo cách đơn giản nhất, thay vì bảo rằng: "con lấy giúp mẹ cái lược" thì bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn chi tiết hơn: "Con đi lên cầu thang, vào phòng tắm, nhìn cái tủ bên dưới và lấy giúp mẹ cái lược".

Hạn chế sử dụng từ "không" đối với trẻ

Nói bạn nói "không" quá nhiều lần sẽ khiến bé bị nhờn và có thể phớt lờ lời nói của cha mẹ. Hãy thử một phương pháp khác, thay vì hét lên "Không! Đừng chơi trong bếp nữa" thì bạn có thể nói rằng: "Trong bếp rất bừa bọn và chật hẹp, con không nên chơi trong này. Con có thể ra ngoài vườn, sân để chơi sẽ thoáng và rộng rãi hơn". Phương pháp này vô tình khiển trẻ sẽ trở nên nghe lời hơn bởi cha mẹ đã tạo cho trẻ một hướng để lựa chọn thay vì quát mắng.

Có những nguyên tắc, quy luật riêng trong gia đình

Một số việc trong nhà phải đặt ra luật rõ ràng, đó là những công việc và cách ứng xử trong gia đình. Những ai vi phạm luật sẽ bị phạt nặng. Cha mẹ nếu lâu lâu vi phạm thì cũng ngoan ngoãn chấp hành một hình phạt nào đó cho trẻ hài lòng vì thấy luật gia đình thật nghiêm minh và công bằng.

Hãy nói: "Làm ơn...", thay vì "dừng lại" hoặc "đừng làm thế"

Bất cứ câu mệnh lệnh mang tính tiêu cực nào cũng đều không nhận được phản ứng tích cực từ phía người nghe. Hét lên: "Tôi không muốn cái bánh mì này" hoặc "đừng mang cho tôi thêm tách cà phê nữa" với người phục vụ sẽ không giúp bạn có những gì bạn muốn. Điều này cũng tương tự với trẻ nhỏ. Bạn có thể đề nghị con làm những gì bạn muốn chúng làm, thay vì những gì bạn không muốn chúng làm. Do đó, câu nói của bạn có thể là: "Mẹ muốn con đi và ngồi cùng chị", thay vì "đừng ngồi đây".

Nói "có" với bất cứ điều gì trẻ muốn nếu nó trong phạm vi cho phép để khuyến khích trẻ

Ví dụ nếu trẻ thích sơn lại phòng riêng của mình thì bạn có thể trả lời: "Tất nhiên, con có thể thử điều đó", hoặc "cha mẹ sẽ giúp con", thay vì "Cha mẹ không đồng ý". Điều này sẽ tích cực hơn rất nhiều.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới