Không phàn nàn về sự đau khổ của cuộc sống trước mặt đứa trẻ
Các chuyên gia giáo dục khuyên rằng, cha mẹ đừng nên phàn nàn với con cái về những vất vả của cuộc sống. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ. Trẻ cũng bắt đầu học cách phàn nàn một cách vô nguyên tắc. Từ việc này, không khí trong gia đình khó hòa tuận và khó để có được hạnh phúc trong một cuộc sống luôn than phiền.
Cha mẹ thông minh không bao giờ nói dối trước mặt con cái
Không cãi nhau trước mặt con cái
Rất nhiều trẻ mắc tâm lý lo âu sợ hãi và buồn bã khi tuổi thơ phải chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau. Trẻ em không thể hiểu tại sao những người thân thiết lại dùng ngôn ngữ ác độc nhất để làm tổn thương nhau và chửi rủa nhau bằng ngôn ngữ khủng khiếp nhất. Điều này sẽ khiến chúng hình thành thói quen xấu trong việc dễ chỉ trích người khác khi lớn lên.
Thay vì làm tổn thương con cái bằng những cảm xúc tồi tệ, cha mẹ thông minh sẽ dẫn dắt con cái bằng những cảm xúc tích cực và lạc quan. Quan trọng nữa là cha mẹ phải tìm ra cách tốt nhất để cân bằng giữa bản thân và con cái.
Không thể hiện rằng "con phải chịu đựng nhiều hơn"
Vì tinh thần cần cù lao động từ xa xưa nên các bậc cha mẹ xưa nay đều thích giáo dục con cái phải chăm chỉ, chịu khó trước, hưởng sau. Thực tế thì không có vấn đề gì, nhưng nhiều phụ huynh hiểu sai cách giáo dục này là dù điều kiện gia đình thế nào thì con cái sẽ phải chịu đựng nhiều hơn, phải học hành chăm chỉ, phải tiết kiệm tiền... Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ "khóc dở mếu dở” bởi con cái họ trở thành người nghèo thực sự.
Có một bà mẹ luôn dạy con phải tằn tiện và cô bé luôn có tâm lý rằng nhà nghèo nên không đòi gia đình mua đồ ăn vặt, đồ chơi nữa. Ban đầu bà mẹ rất vui mừng vì con nghe lời nhưng sau dần bà mẹ mới phát hiện ra cô bé bắt đầu xuýt xoa đồ ăn vặt của những đứa trẻ khác, mỗi lần về nhà lại nhặt những chai lọ rỗng bên đường. Dần dần cô bé trở nên thiếu tự tin, ít nói, thậm chí còn tỏ ra xu nịnh, nịnh bợ bạn bè, chỉ để được ăn một chút đồ ăn vặt và chơi một chút đồ chơi. Rõ ràng là một đứa trẻ ngoan, nhưng lại bị giáo dục thành kém cỏi, bị ép buộc thành một kẻ tự ti và tính cách xu nịnh.
Không nói dối trước mặt trẻ
Ai cũng cần tạo cho con mình một đức tính trung thực và đáng tin cậy ngay từ đầu. Bởi vì sự chính trực là nền tảng quan trọng nhất để giáo dục con cái. Khi lớn lên, chúng tự nhiên biết cách đánh giá đúng sự việc, minh bạch. Cho dù gặp phải trường hợp thế nào thì cha mẹ cũng không nên nói dối trước mặt trẻ.