Bạn đã bao giờ nghĩ rằng liệu con mình sẽ biết chi tiêu tiền của chúng khôn ngoan và hợp lý khi chúng lớn không? Việc dạy chúng tiết kiệm tiền không thôi là chưa đủ, những bài học quan trọng về tài chính khi chúng còn trẻ sẽ giúp chúng hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền.
Những bài học dạy con về giá trị của đồng tiền
Dạy chúng cách mọi người kiếm tiền
Khi trẻ hỏi bố mình rằng tiền đến từ đâu, nhiều người trả lời rằng tiền đến từ ngân hàng hoặc từ những nhà giàu có. Điều này thực sự là một sai lầm khi bạn muốn dạy trẻ các bài học thực tế khi nói chuyện về tiền bạc.
Đó là lý do tại sao việc dạy cho trẻ hiểu cách mọi người kiếm tiền lại quan trọng như vậy. Các bậc cha mẹ có thể làm điều này bằng cách nói chuyện với chúng về công việc và cách mọi người được trả tiền để làm một việc nào đó. Họ cũng có thể dạy con bằng cách “thuê” chúng làm việc nhà như thu dọn đồ chơi, dọn quần áo, ….
Dạy chúng chi tiêu khôn ngoan và tiết kiệm
Các mẹ có thể bắt đầu dạy con mình các chi tiêu bằng các chơi các trò chơi bằng tiền lá,.. Các mẹ cũng có thể cung cấp cho chúng một số tiền nhất định và những vật dụng cần mua. Khi đó, hãy giúp chúng vạch ra kế hoạch làm sao để chi tiêu “tiền” của chúng khôn ngoan nhất. Một cách khác cũng rất hiệu quả đó là để trẻ thực hành những kỹ năng tính toán theo cách “vui vẻ”. Cuối cùng, bạn có thể để chúng ra ngoài tự mua sắm và chi tiêu.
Trả phụ cấp cho trẻ mỗi tuần
Cách tốt nhất để giảng dạy con em mình về việc xử lý tài chính là hãy trả phụ cấp cho trẻ mỗi tuần, thậm chí chỉ là một số tiền nhỏ. Các mẹ có thể yêu cầu trẻ “đút lợn” để chúng có thể tiết kiệm tiền. Các mẹ cũng có thể hỏi xem trẻ có muốn mua đồ chơi hay vật dụng nào không. Thay vì mua cho chúng, các mẹ hãy cho chúng phụ cấp mỗi tuần để chúng có thể tiết kiệm từ từ cho đến khi mua được đồ chúng thích. Vì vậy, việc dạy cho chúng giá trị của việc tiết kiệm tiền cho tương lại là rất quan trọng.
Dạy trẻ cách tiết kiệm kép
Một cách khác để khuyến khích tiết kiệm tiền bạc là dạy cho trẻ tiết kiệm kép. Bạn có thể nói với chúng rằng bạn sẽ thưởng thêm một số tiền nhất định khi tiền tiết kiệm của chúng đạt được một số tiền cụ thể. Điều này khuyến khích và là động lực cho trẻ có thói quen tiết kiệm cho tương lai
Dạy trẻ phân biệt mong muốn và nhu cầu
Trong khi nhiều đứa trẻ có thể tiết kiệm tiền để mua bất cứ thứ gì chúng muốn, đây cũng là một bài học tốt để dạy trẻ rằng tiết kiệm tiền rồi dành tất cả để mua một thứ gì đó là chưa đủ. Các bậc phụ huynh cần dạy các con biết chúng muốn thứ gì, thực sự cần điều gì và nên ưu tiên cho việc nào trước.
Bằng cách này, chúng có thể hiểu rõ hơn cách chi tiêu ưu tiên để chúng có thể tập trung vào những việc quan trọng trước chứ không phải điều chúng muốn chỉ vì lợi ích.