SỨC KHỎE » Chăm con

Độ tuổi nào là quá muộn để sinh con? Nên sinh con ở tuổi nào là tốt nhất cho cả mẹ và bé?

Thứ ba, 20/02/2024 09:05

Có rất nhiều vấn đề khi sinh con ở độ tuổi quá muộn. Vậy độ tuổi nào sinh con là tốt nhất cho cả mẹ và bé, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Sức khỏe sinh sản có gì khác nhau giữa nam giới và nữ giới?

Khả năng sinh sản của nam giới không có giới hạn liên quan đến tuổi. Mặc dù chất lượng tinh trùng sẽ suy giảm phần nào khi nam giới già đi nhưng nhìn chung nó không trở thành vấn đề trước khi một người đàn ông ở độ tuổi 60.

Không giống như nam giới, khả năng sinh sản của phụ nữ giảm rõ rệt theo thời gian. Nguyên nhân đến từ việc giảm nhanh cả số lượng và đặc biệt là chất lượng trứng khi phụ nữ bước sang độ tuổi 30.

Khi sinh ra, phụ nữ có khoảng một triệu nang trứng – đây được xem như là tất cả “gia tài” vì số nang trứng sẽ giảm dần theo thời gian và không có bất kỳ phương pháp nào “sản xuất” thêm. Đến tuổi dậy thì, buồng trứng chỉ còn khoảng 300.000 nang trứng và trong đó, chỉ có khoảng 300 trứng sẽ rụng trong suốt độ tuổi sinh sản. Đến giai đoạn mãn kinh, buồng trứng còn khoảng 1000 nang trứng nhưng nó không còn khả năng sinh sản nữa.

Độ tuổi nào là quá muộn để sinh con?

Phụ nữ có một lượng trứng giới hạn, lượng trứng sẽ càng giảm dần khi bạn lớn tuổi, đến một độ tuổi nhất định thì chất lượng trứng cũng sẽ giảm theo, việc này sẽ dẫn đến nguy cơ bị dị bội và bất thường ở nhiễm sắc thể. Còn ở nam giới, tuổi tác ngày càng lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng, càng về già thì khả năng thụ thai của bạn sẽ ít hơn và có nguy cơ mắc các dị thường về nhiễm sắc thể.

Theo các chuyên gia, bạn nên hạn chế sinh con sau 30 tuổi vì bắt đầu từ độ tuổi 32 trở đi thì nguy cơ sinh con mang dị tật hoặc sảy thai sẽ rất cao. Phụ nữ càng lớn tuổi thì cơ hội sinh con sẽ càng giảm đi rất nhiều:

• Phụ nữ tuổi 35 sẽ mất đi khoảng ⅕ lượng trứng trong cơ thể, nghĩa là ⅘ trứng sẽ xảy ra bất thường nếu thụ thai xảy ra vấn đề.

• Phụ nữ tuổi 40 sẽ có lượng trứng bình thường chỉ còn khoảng 1/9, tỷ lệ này sẽ khiến khả năng sinh con ra khỏe mạnh rất thấp.

• Phụ nữ tuổi 50 sẽ chỉ còn lượng trứng bình thường về mặt di truyền là 1/15, khả năng sinh con khỏe mạnh lúc này là đường như không thể.

Các vấn đề khi sinh con ở độ tuổi quá muộn

Khi sinh con quá muộn thì người mẹ có thể mắc phải một số những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như sau:

• Dị tật thai: Ở độ tuổi sau 30, do sự cắt giảm số lượng trứng, mẹ bầu có thể mắc phải những biến chứng nguy hiểm khi thụ thai hoặc khả năng sảy thai xảy ra rất cao.

• Tiểu đường thai kỳ: Trong thai kỳ, việc mắc phải bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, khiến bé cũng mắc phải những bệnh lý nguy hiểm.

• Tăng huyết áp: Trong thai kỳ, nếu bà bầu tăng huyết áp có thể dẫn đến tình tình trạng sản giật, sinh non và thai kém phát triển.

• Đẻ mổ: Đẻ tự nhiên luôn được khuyến khích ở các mẹ bầu hơn là đẻ mổ, việc đẻ mổ có thể khiến mẹ bầu đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm trong quá trình sinh đẻ như băng huyết sau sinh, đờ tử cung,...

Độ tuổi nào sinh con là tốt nhất cho cả mẹ và bé?

Theo các chuyên gia cho biết, độ tuổi thích hợp và tốt nhất để sinh con khỏe mạnh là độ tuổi từ 20 - 30, ở mỗi giai đoạn sẽ có những ưu điểm riêng mà bạn nên biết:

• Sinh con khi 20 - 24 tuổi

Sinh con trong khoảng thời gian này là lý tưởng nhất về mặt thể chất. Tuy nhiên nếu bạn chưa có điều kiện về kinh tế hay chưa thật sự trưởng thành thì bạn sẽ khó thực hiện tốt trách nhiệm làm mẹ

• Sinh con khi 25 - 28 tuổi

Phụ nữ trong độ tuổi 25 - 28 nếu duy trì lối sống khỏe mạnh, có thói quen ăn uống và thể dục điều độ thì sẽ rất lý tưởng để có thể sinh ra bé khỏe mạnh. Độ tuổi này bạn vẫn có sức khỏe dồi dào để trải qua quá trình thai nghén đồng thời về mặt tinh thần thì bạn cũng đủ trưởng thành để đảm nhận trách nhiệm làm mẹ.

• Sinh con khi 28 - 30 tuổi

Sinh con vào năm 28 - 30 tuổi vẫn là một trong những giai đoạn an toàn, lúc này mặc dù khả năng thụ thai có thể thấp hơn 2 độ tuổi ở trên nhưng bạn đã có sự ổn định về mặt tài chính cũng như có được sự trưởng thành cần thiết để làm một người mẹ.

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới