Một cuộc khảo sát trên 125 trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Nhi đồng Nationwide ở Columbus, Ohio đã phát hiện ra những phản ứng nhẹ nhàng từ cha mẹ và người chăm sóc có ảnh hưởng lâu dài đối với trí não bé. Điều đó có nghĩa là việc ôm trẻ sớm có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu cũng như kích thích phản ứng não tích cực.
Khoa học chứng minh trẻ sơ sinh càng được ôm nhiều thì trí não càng phát triển
Chắc hẳn các bậc cha mẹ đều nghe về những lợi ích của việc chăm sóc con kiểu “kangaroo và tiếp xúc da với da. Những thông tin mới này cho thấy thời gian ôm ấp, cho trẻ nằm trên ngực của bố hoặc mẹ thậm chí có thể làm dịu những trải nghiệm tiêu cực của trẻ sơ sinh.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mạng lưới EEG mềm mại trải dài trên đầu của trẻ sơ sinh để đo phản ứng của não. Trẻ sơ sinh đủ tháng và được bố mẹ ôm nhiều cho thấy đáp ứng và phản ứng não mạnh hơn những đứa trẻ cùng tháng nhưng ít được ôm ấp hoặc trẻ sinh non phải nằm lồng hấp trước khi được đưa về với bố mẹ. Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng, nhận thức về sự tiếp xúc của những đứa trẻ sinh non có thể bị ảnh hưởng bởi các thủ tục y tế sớm. Nhưng tin tốt lành là những cái ôm có thể giúp các bé chống lại những trải nghiệm tiêu cực.
Tiến sĩ Nathalie Maitre, một tác giả trong cuộc khảo sát cho biết việc chăm sóc da tiếp xúc da là hoàn toàn cần thiết cho trẻ sơ sinh dành một khoảng thời gian dài ở các đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh. Khi nằm trong lồng kính, không phải lúc nào mẹ và bố cũng có thể ôm ấp bé vào lòng được.
Đây được xem là một trong những cách dễ dàng để tăng cường phản ứng não bộ của trẻ và nâng cao các khả năng tương tác xã hội sau này mà cha mẹ không thể bỏ qua. Vì vậy, hãy ôm và ôm còn của bạn càng nhiều càng tốt, và đừng quên chia sẻ nghiên cứu này để cho mọi người thấy rằng việc yêu thương con quan trọng đến mức nào nhé các mẹ.