Trong những năm tháng đầu đời, nếu trẻ đạt được các cột mốc phát triển quan trọng sớm là điều mà cha mẹ thực sự mong muốn. Chẳng hạn trẻ biết lẫy, biết bò, biết ngồi, lẫm chẫm bước đi và đặc biệt là những câu nói bập bẹ đầu tiên. Đây là những dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn có sự phát triển tốt về não bộ.
Trẻ biết nói sớm có thông minh không là một vấn đề được rất nhiều mẹ thắc mắc. Ngôn ngữ là một quá trình học tập lâu dài, tuy nhiên cha mẹ cần biết sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên rất quan trọng. Bởi đó sẽ là cơ sở nền tảng cho khả năng nói và hiểu của trẻ sau này.
Trẻ thường gọi "mẹ" khi nào?
Quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ sẽ có sự khác biệt nhất định, ngày trẻ biết nói cũng sẽ khác nhau. Trong những trường hợp bình thường, trẻ sẽ có thể phát ra một số âm thanh vô thức vào khoảng tháng thứ 2 và tháng thứ 3, chẳng hạn như tiếng “bập bẹ” khiến mọi người vui vẻ.
Trẻ lúc này không thể hiểu được những gì cha mẹ nói, nhưng chúng có thể đưa ra những phản ứng nhất định.
Một số trẻ có thể phát ra âm thanh "ba ba" và "ma ma" khi được khoảng 6 tháng tuổi. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ sẽ coi đây là tiếng gọi bố, mẹ nhưng thực ra đó có thể là sự vô thức của trẻ.
Khi được 9 tháng tuổi, kỹ năng nói của trẻ sẽ được cải thiện, trẻ không chỉ nói được một số từ và câu đơn giản mà còn cảm nhận được cảm xúc của người nói. Lúc này các bé đã có ý thức nhất định, thỉnh thoảng sẽ gọi “bố”, “mẹ” thật ngọt ngào, ấm áp khiến người ta yêu thích.
Trẻ tháng nào được gọi "mẹ" là thông minh?
Có những trẻ rất đặc biệt, một số trẻ có thể phát ra âm tiết "ma ma" ngay sau khi chúng được sinh ra, trong khi một số trẻ thậm chí không gọi được "mẹ" hoặc "bố" ngay cả khi chúng đã được 1 tuổi rưỡi. Việc chậm nói là chuyện không hiếm gặp ở trẻ, nói chung không có vấn đề gì quá nghiêm trọng miễn là nằm trong giới hạn bình thường.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu bé có thể nói được những âm tiết như "bố", "mẹ" trong khoảng 6 tháng tuổi thì có nghĩa là bé có trí tuệ phát triển nhanh, chỉ số thông minh cao.
Phát triển ngôn ngữ từ sớm còn giúp hỗ trợ khả năng giao tiếp cũng như thể hiện và hiểu được cảm xúc của bản thân. Hơn nữa còn hỗ trợ tư duy và giải quyết các vấn đề cho sự phát triển sau này của trẻ.
Làm thế nào để trẻ biết nói sớm?
Nói chuyện với trẻ thường xuyên
Trước khi tắm cho trẻ, thay tã, cho bé bú hay thực hiện bất kỳ việc gì, mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với trẻ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cực cao, mẹ thử ngay nhé!
Dạy trẻ tập nói - Lời nói đi đôi với hành động
Bên cạnh hành động cởi giày cho trẻ, mẹ nên đi kèm thêm câu nói “Để mẹ cởi giày cho con nhé!” hoặc “Cởi giày nào!”. Sự kết hợp này sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn, cũng như biết được ngôn từ phù hợp với ngữ điệu, hoàn cảnh. Những lần sau, không chỉ bé sẽ biết được chân mẹ cởi giày mà còn biết nói kèm theo.
Đọc sách cho trẻ
Đọc sách cho trẻ không chỉ giúp trẻ biết nói sớm mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của trẻ sau này. Hãy đọc và chia sẻ những câu chuyện thú vị hoặc liên kết với những gì đang xảy ra trong cuộc sống.