Mạng xã hội cho chúng ta thấy tình mẫu tử quá hoàn hảo
Khi nuôi con nhỏ, trải nghiệm của hầu hết các bà mẹ có lẽ là sự khá lộn xộn và thiếu ngủ, nhưng những bức ảnh bà mẹ “hoàn hảo” đăng trên mạng xã hội có thể khác xa với những gì chúng ta đang trải qua. Họ trông lộng lẫy, giàu có, thành đạt và tràn đầy năng lượng, trong khi con cái của họ ngoan ngoãn và xinh đẹp. Nhà của họ sạch sẽ, không có tã bẩn, hoặc đồ chơi vứt lung tung và bữa tối rất ngon.
Điều chúng ta có thể không nghĩ đến khi xem tất cả những bức ảnh về cuộc sống “lý tưởng” của người khác là chúng thường là kết quả của quá trình chăm chỉ dàn dựng, chụp nhiều bức ảnh, chọn những bức ảnh hoàn hảo và chỉnh sửa chúng trước khi đăng. Nhiều phụ nữ ngày nay tích cực sử dụng mạng xã hội để quảng bá doanh nghiệp của họ, điều này cũng ngụ ý thể hiện lối sống của họ, bao gồm cả việc nuôi dạy con cái. Tình mẫu tử ngoài đời thực của họ có thể “không hoàn hảo” như , nhưng họ chọn không chia sẻ khía cạnh đó trong cuộc sống của mình, để chúng ta thấy những ngôi nhà sạch sẽ hoàn hảo và những đứa trẻ hạnh phúc khi ăn những chiếc bánh quy ấm áp mà mẹ chúng vừa nướng.
Chúng ta so sánh mình với các cha mẹ khác
Khi bạn có con, rất có thể bạn sẽ gặp những kiểu cha mẹ luôn khoe khoang về con họ và tất cả những thành tích tuyệt vời của chúng: chúng đã sớm đạt được các mốc phát triển quan trọng, đang học trường tốt nhất trong quận, có thể thuộc lòng các chữ cái, hoặc học song ngữ khi chúng 3 tuổi.
Nhờ mạng xã hội, bạn không cần phải đến sân chơi trẻ em để bị tấn công bởi những thông tin này. Những điều tốt đẹp nhất về con cái họ giờ đây sẽ được thể hiện qua những bài đăng tuyệt đẹp, hình ảnh long lanh, trước mặt bạn và ngay trong chính ngôi nhà của bạn. Các bậc cha mẹ khác thì tán dương bằng những lượt thích và bình luận nhưng có thể sự ganh tị đang nhen nhóm từ bên trong họ.
Chúng ta thường so sánh mình với những người mà chúng ta chưa từng gặp và quên rằng chúng ta chỉ biết một số thông tin được lựa chọn cẩn thận về họ. Đây không phải là một so sánh công bằng, bởi vì chúng ta biết từng chi tiết nhỏ về lối sống và tình mẫu tử của chính mình, và chúng ta hầu như không biết gì về cuộc sống thực của những người mẹ mà chúng ta thấy trên mạng xã hội.
Chúng ta chia sẻ quá nhiều
“Cuộc đua những bà mẹ hoàn hảo” trên mạng xã hội có thể khiến chúng ta đăng quá nhiều, quá thường xuyên. Chúng ta đăng tải các bức ảnh và nội dung theo lịch trình của mình, đôi khi là nhiều lần trong ngày. Và dường như không có chủ đề nào là có giới hạn, từ tai nạn khi tập ngồi bô cho đến những cảnh nôn mửa. Khi chúng ta không nhận được nhiều lượt thích như mong đợi hoặc khi đọc những bình luận tiêu cực, cảm xúc của chúng ta có thể bị tổn thương.
Chúng ta tìm những khoảnh khắc đẹp như tranh
Mạng xã hội tràn ngập những khoảnh khắc đẹp như tranh, mặc dù số nhiều các khoảnh khắc hoàn hảo đó lấy từ 15 bức hình giống nhau, chụp theo nhiều hướng từ như một nhiếp ảnh gia tại buổi chụp ảnh chuyên nghiệp. Đôi khi điều đó cũng có nghĩa là bạn phải lựa chọn giữa việc thực sự sống qua những khoảnh khắc quý giá bên con và chụp hàng chục bức ảnh để chia sẻ trên mạng xã hội.
Bạn cần làm gì để mạng xã hội trở nên tích cực hơn?
Mạng xã hội đã tạo ra một khoảng dừng trong não của chúng ta. Chúng ta có thể chộp lấy chiếc điện thoại và chụp hình ngay. Trong khoảnh khắc tạm dừng ngắn ngủi ấy, khi cha mẹ lấy điện thoại chụp ảnh, họ đã bỏ lỡ những khoảnh khắc tương tác tự nhiên và quan trọng giữa cha mẹ và con cái. Những bước đi đầu tiên, những lời nói đầu tiên hoặc vẻ mặt hạnh phúc khi cuối cùng cũng buộc được dây giày của con bạn là những khoảnh khắc tương tác quý giá giữa cha mẹ và con cái mà bạn có thể không muốn bỏ lỡ.
Hãy tận hưởng chúng một cách trọn vẹn nhất trước khi bạn lấy điện thoại của mình và bắt đầu đánh giá xem khoảnh khắc này hay khoảnh khắc đó là “đáng để xem”. Ngay cả khi bạn quyết định chụp bức ảnh đó, hãy nghĩ xem bạn thực sự muốn chia sẻ nó với mọi người hay bạn chỉ muốn giữ nó cho riêng mình.
Hãy sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để hỗ trợ lẫn nhau
Tất cả chúng ta đều có thể thực hiện từng bước nhỏ để biến mạng xã hội trở thành một môi trường tích cực và thân thiện. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái của mình một cách trung thực, không dàn dựng và để cho những bà mẹ khác biết rằng họ không đơn độc.
Thay vì sử dụng mạng xã hội để khoe khoang về thành tích của con mình, bạn có thể sử dụng mạng xã hội như một nguồn để biết các mẹo từ các bậc cha mẹ khác. Đó có thể là lời khuyên về việc tập ngồi bô, công thức món cho bé kén ăn, ý tưởng thủ công thú vị cho trẻ 3 tuổi…
Nhiều chuyên gia về nuôi dạy con cái và sức khỏe có mặt trên mạng xã hội và nếu bạn theo dõi các nguồn đáng tin cậy này, bạn có thể tìm thấy thông tin có giá trị để giúp giảm bớt căng thẳng khi nuôi dạy con cái.