SỨC KHỎE » Chăm con

Khi trẻ khóc, mẹ không nên làm hai hành động này, nếu không trẻ sẽ càng cố ý hơn

Thứ tư, 04/08/2021 16:10

Trẻ con rất hay khóc nhè và những trận khóc ỉ ôi hàng giờ của trẻ đang khiến bố mẹ phát cáu. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp hiệu quả thì sẽ lại càng khiến các bé khóc lâu hơn. Dưới đây là 2 hành động không nên làm khi trẻ khóc, nếu không trẻ sẽ càng cố ý hơn.

Quát mắng, tập trung vào lỗi sai của trẻ

Phản ứng thường gặp của các phụ huynh trước cơn gào khóc của trẻ là quát mắng, chỉ ra con đã làm gì sai. Không may thay, đó không phải là một giải pháp hay. Theo các nhà tâm lý học, với việc hành động như vậy, bố mẹ đang vô tình khuyến khích những hành xử xấu của trẻ. Theo đó, lý do là bởi khi đang giải thích về lỗi sai của con, bố mẹ cũng chính là đang trò chuyện trực tiếp, mắt đối mắt và tập trung vào con. Và những lúc như vậy thì bố mẹ nên tận dụng để trò chuyện với con về những cách cư xử đúng, dạy cho con những điều tốt bởi nói về những điều sai sẽ chỉ thúc đẩy trẻ tiếp tục gào khóc mà thôi.

Vì thế, thay vì tập trung vào việc trẻ đã làm sai điều gì, chúng ta nên để ý hơn gấp 5 lần đến những gì con đã làm đúng.

Không nên 'dập tắt' những ý nghĩ của con

Cha mẹ không nên dập tắt những suy nghĩ, cảm xúc khi trẻ ăn vạ. Nó có thể làm mất đi cảm xúc và trải nghiệm con cần phải trải qua.

Cha mẹ hay nói rằng con đừng khóc nữa, thôi đừng có ăn vạ nữa. Nhưng những câu này khác nhau, con không được bộc lộ cảm xúc của mình. Hay khi con xếp đồ chơi không được lăn ra khóc, bố mẹ hay động viên con rằng chẳng việc gì phải khóc với điều đó cả.

Dù những câu nói đó có thể giúp con ngừng ngay việc khóc lóc, nhưng chúng lại thấy buồn. Trái lại, khi cha mẹ xoa dịu chúng bằng cách giải thích tình huống, chúng có vẻ vui vẻ hơn.

Khi cha mẹ nói rằng không nên nghĩ nhiều về điều đó, các con sẽ nghĩ rằng mình cần phải bỏ qua những cảm xúc mình cần bộc lộ ra. Nhưng thật ra chúng cần trải nghiệm những suy nghĩ, cảm giác tức giận, buồn bã như thế nào ngay từ khi còn nhỏ.

Cha mẹ phải làm sao khi bé thường xuyên khóc nhè?

Dành thời gian chơi với con

Đến tuổi này, bé đã có thể tự mình làm một số việc cá nhân như tự ăn cơm, đi đại tiện, tiểu tiện… Ba mẹ có nhiều thời gian hay thay vì phải bận tâm cho trẻ 100% như lúc trước. Đây là điều đáng mừng, vì ba mẹ có thể tận hưởng niềm vui khi trẻ dần độc lập. Tuy nhiên, nếu bé cảm nhận mình đã ít được quan tâm hơn, bé sẽ có xu hướng đi lùi, nhằm thu hút sự chú ý của ba mẹ nhiều hơn.

Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để chăm sóc trẻ trước đây, nhưng bạn có thể dành thời gian chơi với con. Mọi đứa trẻ đều cần sự giao lưu tình cảm với ba mẹ. Hãy cùng bé chơi các trò chơi yêu thích như lắp ráp mô hình đoàn tàu, xây nhà, tô màu, hay cùng tập hát, tập nhảy… để hạn chế tình trạng em bé khóc nhè.

Kiềm chế cảm xúc và không nặng lời với trẻ

Vào thời điểm trẻ ăn vạ, bố mẹ không nên đánh trẻ, càng không nên mắng mỏ nặng lời hay so sánh trẻ với người khác. Bởi bản thân bố mẹ chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua áp lực ganh đua với “con nhà người ta”, việc so sánh sẽ chẳng giúp trẻ hành động tiết chế hơn, mà còn làm con cảm thấy tự ti, mặc cảm. Tương tự với những lời mắng mỏ, đe dọa (“Nếu con không thôi khóc nhè thì ông ba bị sẽ bắt con đi đấy!”), trẻ sẽ dần hình thành nỗi sợ hãi vô hình mà bố mẹ không thể lường trước được hậu quả ảnh hưởng lên tâm lý của trẻ.

Thống nhất về cách dạy con và đặt ra các quy tắc chung

Yếu tố quan trọng nhất trong việc dạy con đó là tính thống nhất và đồng thuận giữa bố mẹ. Nếu chỉ có một trong hai người cứng rắn và người còn lại luôn cố gắng dỗ dành và chiều theo ý trẻ thì sẽ gây ra những hậu quả xấu:

- Trẻ bị hoang mang, phân vân và lẫn lộn về quy tắc sống.

- Cảm xúc dễ xáo trộn, không ổn định.

- Trẻ sẽ biết chọn ai về phe với mình mỗi khi ăn vạ để có lợi thế và đạt được điều mình muốn.

Chính vì vậy, bố mẹ cần phải nhất quán trong việc xử lý cũng như đưa ra hình thức phạt hợp lý với trẻ mỗi khi trẻ khóc ăn vạ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần kiên nhẫn dạy con kiểm soát cảm xúc cá nhân, và giúp trẻ nhận ra rằng việc ăn vạ sẽ chẳng có ích lợi gì cho trẻ cả.

Nguyễn Giang (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới