Tích lũy chất độc trong cơ thể
Sau khi đường được hấp thụ bởi cơ thể con người, nó sẽ bị phân hủy và sản xuất năng lượng trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường đưa vào cơ thể cần tiêu hao một lượng vitamin B rất lớn. Ăn quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể thiếu vitamin B vì tiêu thụ quá mức, dẫn đến độc tố tích lũy trong cơ thể con người.
Gây ra các bệnh về răng lợi, từ đó có thể dẫn đến bệnh tim. Việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại như nhiễm trùng lợi là một trong những tác phẩm thúc đẩy sự phát triển bệnh pên quan đến động mạch vành.
Dễ bị cận thị
Sự tăng lên của lượng đường trong máu sẽ giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch của cơ thể, giảm tầm nhìn, dẫn đến cận thị. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt còn giảm sự hấp thụ canxi và tính đàn hồi, độ dẻo dai của xương.
Nguy cơ cao mắc bệnh béo phì
Một trong những tác hại khi cho trẻ ăn ngọt nhiều đó là khiến trẻ dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và một số loại bệnh khác.
Nguyên nhân là trong đồ ngọt có chứa quá nhiều đường, dầu mỡ. Điều này rất không tốt đối với sức khỏe của trẻ vì sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây chứng khó tiêu. Vẫn biết rằng đồ ngọt chứa đường là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng cho cơ thể.
Tuy nhiên năng lượng bổ sung vào càng nhiều, cơ thể càng cần hoạt động nhiều hơn nhằm tạo sự cân bằng. Khi không đạt được sự cân bằng này, một phần gluxit sẽ dự trữ trong bắp thịt và gan, phần khác sẽ thành axit béo hoặc triglycerit làm tăng mỡ trong cơ thể dẫn đến béo phì.
Dễ bị dị ứng
Có một điều rất dễ nhận thấy, đó chính là những trẻ em ăn nhiều đồ ngọt lại thường bị dị ứng. Các nghiên cứu mới của trường Đại học tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, dễ bị viêm, dị ứng và gặp các vấn đề về da.
Tâm trạng xấu
Khi bé ăn quá nhiều đường, bé nhà bạn sẽ tạo nên mức năng lượng cao. Tuy nhiên mức năng lượng này chỉ tăng tạm thời và sau đó sẽ bị sụt giảm ngay sau đó. Khi quá trình này xảy ra, cơ thể bé lại bắt đầu giải phóng hormone để mang lại mức độ đường trong máu. Điều này sẽ gây nên các kích thích tố nguy hiểm như các hormone adrenapne, cortisol và epinephrine.
Tích lũy chất độc trong cơ thể
Sau khi đường được hấp thụ bởi cơ thể con người, nó sẽ bị phân hủy và sản xuất năng lượng trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường đưa vào cơ thể cần tiêu hao một lượng vitamin B rất lớn. Ăn quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể thiếu vitamin B vì tiêu thụ quá mức, dẫn đến độc tố tích lũy trong cơ thể con người.
Đồ ngọt gây loãng cương
Bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khi bỗng dưng thèm đồ ngọt, có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị loãng xương. Vì trong quá trình chuyển hóa và phân giải đường, ngoài vitamin B1, cơ thể còn tăng nhu cầu về các khoáng chất thiết yếu như: kẽm, magie, natri… trong đó nhiều nhất là nhu cầu về canxi. Do vậy, nếu ăn quá nhiều đồ ăn có chứa đường, phụ nữ sẽ rất dễ bị các vấn đề về xương, đặc biệt là bệnh loãng xương.
Giảm sức đề kháng
Ăn nhiều đồ ngọt nghĩa là trẻ đã hấp thu một lượng đường mới vào trong người. Đường chính là thủ phạm làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Khi cơ thể thiếu chất các chất thiết yếu này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể, đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng.
Thiếu dinh dưỡng trầm trọng
Khi bé tiêu thụ đường quá nhiều sẽ làm cho cơ thể có cảm giác lâu đói. Nguyên nhân là do khi bé ăn quá nhiều đường, cơ thể bé sẽ không cảm thấy cần phải ăn những thức ăn có chứa nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng khác mà cơ thể cần như các vitamin, canxi, sắt và magnesium. Vì thế, điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các vitamin trong cơ thể.