Tư thế 1: Nằm ngửa
Ưu Điểm:
Nằm ngửa giúp các cơ của bé ở trong trạng thái thoải mái nhất, nhưng cơ quan như tim, đường tiêu hóa không bị chèn ép và cha mẹ có thể quan sát những thay đổi trên khuôn mặt bé, chân tay con có thể di chuyển tự do, thoải mái. Nằm ngửa cũng hạn chế việc miệng, mũi bị chặn, gây ngạt thở.
Nhược điểm:
Nằm ngửa cũng có nhược điểm, là em bé dễ bị trớ, sặc. Nếu con vừa ăn xong hoặc vừa nằm ngửa vừa ăn, sữa sẽ tập trung ở cổ họng của bé, nếu phát hiện không kịp thời sẽ bị nghẹt thở vào khí quản và phổi. Thêm vào đó, vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện nên khi ngủ ở tư thể nằm ngửa liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây bẹt đầu.
Tư thế 2: Nằm sấp
Ưu điểm:
Tư thế nằm sấp lại rất có lợi cho sự phát triển của ngực và phổi cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ chưa đầy 1 tháng vì có thể cải thiện được dung tích phổi, hệ hô hấp của trẻ để thúc đẩy sự phát triển. Đây là tư thế ngủ cho con được nhiều bà mẹ nước ngoài áp dụng mặc dù con mới chỉ được có vài ngày tuổi.
Nằm sấp trẻ cũng không bị đối mặt với nguy cơ bị biến dạng đầu. Và hầu hết các thai nhi cũng đều ngủ với tư thế này khi ở trong bụng mẹ. Ưu nhược điểm của bé khi nằm sấp.
Nhược điểm:
Chân tay của bé không được cử động thoải mái. Do ngực và vụng áp chặt vào đệm nên dễ làm bé bị nóng và có thể bị nổi mẩn, mụn hoặc chàm.
Ở tư thế nằm sấp, mặt của bé rất gần với tấm trải giường hay đệm. Nên có thể hít phải vi khuẩn bám trên bề mặt. Đặc biệt với những loại đệm quá mềm. Là nguyên nhân, khiến bé dễ lún sâu và gây ngạt cho bé khi nằm sấp.
Tư thế 3: Nằm nghiêng
Ưu điểm
Tránh nghẹt thở: Một khi trẻ bị nôn, nằm nghiêng bên phải có thể làm cho vật nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng, không chảy vào cổ họng, gây nghẽn ho, nghẹt thở.
Không ngáy: Nếu trẻ có hiện tượng ngáy, có thể chuyển cơ thể của trẻ sang nằm nghiêng, tiếng ngáy sẽ biến mất, hô hấp cũng thuận lợi hơn.
Nhược điểm
Ảnh hưởng đến hình dáng tai. Thời gian dài nằm nghiêng sẽ làm cho vòng tai của trẻ chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai, nằm nghiêng trái hay phải cũng cần chú ý đến vành tai của trẻ dễ biến dạng.
Nằm nghiêng lâu làm cho đầu trẻ dẹt một bên, tốt nhất cứ 3-4 tiếng chuyển tư thế 1 lần
Như vậy chúng ta có thể thấy dù tư thế ngủ nào cũng có những ưu nhược điểm của nó, nếu quá chú tâm và áp dụng một tư thế ngủ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Vậy làm sao để chăm sóc giấc ngủ cho trẻ một cách hoàn hảo nhất?
Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên
Như chúng ta đã tìm hiểu, không có tư thế ngủ nào là hoàn toàn phù hợp. Khi trẻ đã ngủ, bạn nên thường xuyên di chuyển bé sang nhiều tư thế ngủ khác nhau, nhưng nhớ không được nằm ngửa sau khi ăn để trẻ không bị trớ. Bạn có thể cho bé nằm nghiêng trước khi ngủ và kê khăn hoặc gối thấp sau lưng khi ngủ nghiêng để trẻ không bị sặc sữa ngay cả khi sữa tràn ra ngoài. Hơn nữa, thay đổi tư thế ngủ sẽ giúp định hình dáng đầu của trẻ một cách hoàn hảo.
Không nên kê cao gối ngủ quá sớm
Thực ra không cần cho trẻ ngủ gối trước một tuổi, vì trẻ còn quá nhỏ, xương và cột sống chưa trưởng thành, cho trẻ nằm gối quá sớm dễ dẫn đến các biến chứng như lệch sọ trước, đầu bẹt, vai cao, vai thấp, v.v. . Bé sẽ “phát tín hiệu” khi chúng cần gối. Mẹ đừng quá lo lắng, đợi đến khi bé có ý thức cho rằng chúng cần gối thì cũng chưa muộn.