SỨC KHỎE » Chăm con

Mẹo hay giúp bé không sợ tiêm

Thứ hai, 21/04/2014 12:47

Bố mẹ có thể làm dịu cảm giác sợ hãi của trẻ bằng cách kể các câu chuyện vui, đọc sách cho bé hoặc cho bé mang đến phòng tiêm những đồ chơi ưa thích của chúng.

Chứng kiến những đứa trẻ khóc lóc, la hét hay sợ hãi đến thất thần tại phòng tiêm chủng là cảm giác mà không bậc cha mẹ nào muốn trải qua nhưng họ không thể tránh được mỗi khi đưa con nhỏ đi tiêm.

Làm trẻ mất tập trung

Điều này đơn giản nhưng khiến trẻ xao lãng, không chú ý tới việc tiêm ngừa và vô tình làm giảm sự đau đớn cho trẻ. Ngay cả những biến thái nhỏ cũng có thể loại bỏ được nhiều vấn đề. Bạn có thể dùng một món đồ chơi mới để thu hút bé, chỉ ra một bức tranh trên tường, phát âm ABC, nói với con điều gì đó buồn cười hay đơn giản chỉ là thổi bóng bay cho bé chú ý…

Giả vờ ho

Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Pediatrics cho thấy rằng thực hiện thao tác “ho giả” một lần trước và trong quá trình  tiêm chủng giúp giảm các phản ứng đau ở trẻ em lứa tuổi 4 và 5 cũng như lứa tuổi 11 và 12. Các bác sỹ cũng nói rằng với trẻ em trên 3 tuổi chúng có thể tưởng tượng rằng chúng đang thổi nến bánh sinh nhật, nhờ đó giảm bớt cảm giác đau. Vì vậy khi chuẩn bị tiêm, bạn có thể dụ trẻ làm thao tác thổi vào một vòng hoa, chong chóng hay bất kỳ điều gì bạn có thể nghĩ ra lúc đó.

Thủ sẵn ít đường hoặc kẹo ngọt

Một phân tích năm 2010 được công bố trong Archives of Disease in Childhood nghiên cứu ảnh hưởng của việc cho trẻ 1-12 tháng tuổi thử dùng một số lượng nhỏ các giải pháp “ngọt ngào” như kẹo ngọt hoặc đường trước khi tiêm chủng, kết quả là 13 trong 14 trẻ sơ sinh thử nghiệm nghiên cứu khóc ít hơn so với trẻ không được sử dụng. Dung dịch đường mang lại nhiều ích lợi hơn là tác động xấu gây sâu răng mà các mẹ vẫn hay cấm trẻ ăn, và rõ ràng là nó không có nhược điểm hay tác dụng phụ nào cho việc tiêm chủng.

Bật phim hoạt hình

Điều gì có thể hơn quyến rũ hơn các nhân vật hoạt hình vui tươi, sống động trên màn hình? Một nghiên cứu của Trường Đại học Georgia công bố trong Tạp chí Tâm lý học Nhi khoa cho thấy rằng trẻ em cảm thấy ít đau hơn khi y tá bật phim hoạt hình trong quá trình chủng ngừa. 

"Bất kỳ kỹ thuật phân tâm nào, cho dù đó là phim hoạt hình, video game, hoặc một điểm thu hút nào đó cũng giúp giảm bớt cảm giác đau đớn cho trẻ”, một tiến sỹ nói. Nếu bác sĩ của bạn không có một TV trong phòng tiêm, bạn có thể mang theo máy xem DVD xách tay hay Laptop để hỗ trợ.

Sử dụng các sản phẩm gây tê, làm mát tại chỗ

Kem gây tê tại chỗ, có thể làm giảm đau do tiêm chủng ở trẻ em. Một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy rằng những em bé được bôi kem EMLA trước khi chủng ngừa thì bớt đau đớn hơn so với những bé không được bôi. Bạn có thể tìm mua nhiều loại kem gây tê trên thị trường để có thể bôi kem một giờ trước khi tiêm chủng giúp kem phát huy tác dụng tốt.

Ngậm núm vú giả

Núm vú giả có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong nhiều trường hợp. Thử nghiệm nhỏ của trường Đại học Michigan cho thấy rằng núm vú giả có thể làm giảm sự đau đớn cho trẻ sơ sinh trước, trong và sau khi tiêm chủng. Và ngâm núm vú giả trong một dung dịch đường còn có thể đem lại hiệu quả hơn. Sau khi tiêm chủng, cho con bú hoặc ngậm núm vú giả cũng giúp làm giảm thời gian khóc của bé.

Cầm theo đồ chơi yêu thích của con

Một món đồ chơi yêu thích mang theo cũng là liều thuốc “an thần” giúp bé con quên đi sợ hãi và cảm giác đau khi đi tiêm.

Đừng dối con là chích thuốc chẳng đau tẹo nào. Bạn hãy nói thật rằng tiêm cũng đau tí tẹo, nhưng sẽ qua ngay. Trong lúc con đang tiêm, mẹ hãy dịu dàng và bình tĩnh ôm lấy con, vỗ về con. Có thể hứa sẽ thưởng cho con một món ăn con vẫn yêu thích vì con đã tiêm thuốc thật ngoan, uống thuốc rất giỏi.

phunutoday
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới