SỨC KHỎE » Chăm con

Muốn biết con mình tài giỏi đến mức nào, cần bước vào thế giới nội tâm của chúng thì mới có thể hiểu được

Thứ ba, 08/03/2022 07:08

Trong quá trình trưởng thành của con trẻ, có lẽ mỗi một bậc phụ huynh đều mong con mình tài giỏi, xuất sắc nhưng đằng sau những đứa trẻ tài giỏi thường có những ông bố bà mẹ thông minh, biết cách đi vào thế giới nội tâm của trẻ, tìm hiểu chúng.

Nhưng trong cuộc sống thực tế, lại có nhiều người vừa nhìn vào những khuyết điểm của con mình đã thấy sốt ruột.

Trên thực tế, đây là biểu hiện của việc không tin tưởng vào con mình, nếu trẻ cảm nhận được sự không tin tưởng này, chúng sẽ dần trở nên nhút nhát, dè dặt hơn. Vì thế, thái độ của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực thể hiện của trẻ trong quá trình trưởng thành. Bất kỳ một đứa trẻ nào, cho dù là nam nay nữ, trong nội tâm của chúng đều có sự thần bí và độc đáo riêng của mình, còn cha mẹ nếu muốn hiểu chúng thì phải bước vào thế giới nội tâm của chúng.

Vậy làm thế nào mới có thể bước vào thế giới của con trẻ? Các bậc phụ huynh nhất định phải có những đặc điểm sau:

Không làm những người cha mẹ so đo tính toán

Trong cuộc sống, cách giáo dục của nhiều bậc phụ huynh đối với con mình lại quá so đo tính toán, họ mong rằng như vậy có thể khiến con mình tài giỏi hơn, làm việc cẩn thận hơn. Nhưng từ quá trình trưởng thành của đứa bé mà nói, chúng cần nhiều không gian riêng hơn, cũng cần được công nhận nhiều hơn. Vì thế, đừng quá khắt khe, so đo với trẻ, hãy để trẻ có không gian phát triển.

Ví dụ như việc đưa con tới nhà họ hàng chơi, trẻ thích chơi đùa với nhau, đây chính là bản tính ham chơi của chúng, nếu khi con đang chơi vui vẻ cùng bạn bè mà phụ huynh lại liên tục quát mắng con ồn ào, không biết chia sẻ với bạn, mắng con nghịch ngợm làm hỏng đồ đạc… Đây chính là thái độ so đo tính toán, khắc chế đứa bé mọi lúc mọi nơi, đối với các bậc phụ huynh mà nói thì đây là cách giáo dục giúp con ngoan ngoãn, nhưng đối với đứa trẻ mà nói thì đây lại là một sự đả kích, nặng hơn thì còn có thể bị mắc chứng tự kỷ.

Dần dần, nó sẽ không dám tiếp xúc với bất kỳ ai, cũng không dám làm điều gì theo ý mình vì trong suy nghĩ của nó, “cho dù nó làm bất cứ điều gì cũng là sai, cũng sẽ bị bạn mắng, thế nên thà không làm gì còn hơn”. Tính tình đứa trẻ cũng sẽ trở nên nhút nhát hơn, thiếu đi sự can đảm.

Trẻ phạm sai lầm thì vẫn cần quản lý, nhưng cần phải có phương pháp quản lý chính xác

Có lẽ sẽ có nhiều người thấy thắc mắc về ý kiến không nên làm cha mẹ so đo tính toán, đặc biệt là thái độ khoan dung khi con mình mắc lỗi, vì rất có khả năng sẽ khiến đứa trẻ được đằng chân lân đằng đầu, nghĩ rằng mình làm như vậy cũng không sao, bố mẹ cũng sẽ không la mắng, vì thế sẽ tiếp tục lặp lại các sai lầm. Nhưng thực tế là, khi trẻ mắc lỗi, chúng ta vẫn cần phải xử lý nghiêm ngặt, nhưng phải chú ý cách thức.

Ngoài việc so đo tính toán ra thì cũng đừng tùy tiện đưa ra những lập trường sai lệch cho trẻ, ví dụ như “cười nói ồn ào”, “không biết chia sẻ”, “phá phách đồ đạc”, đây đều là những hành động tiêu cực trong việc phát triển nhân cách của trẻ.

Vậy làm thế nào để dạy dỗ trẻ một cách đúng đắn? Lúc này phụ huynh cần thể hiện được sự thân thiện với trẻ. Ví dụ như trong việc đưa trẻ tới nhà họ hàng chơi, nếu bé không biết chia sẻ đồ với bạn hoặc luôn nghịch ngợm, phá phách, chúng ta có thể tham gia vào nhóm chơi với bé, đồng thời dùng vai trò làm kẻ phá phách để hình thành sự bài xích trong nhóm chơi, dần dần bé sẽ có thể hiểu và bỏ đi tính cách này, từ đó đạt được kết quả tự kiểm điểm sai lầm của bản thân.

Việc của trẻ thì để chúng tự làm chủ, cho dù là tốt hay xấu đều là kinh nghiệm thực tiễn

Ở những đứa trẻ tài giỏi luôn có một điều rất quan trọng đó là tự lập. Những đứa trẻ tự lập sau khi bước vào xã hội thường có chính kiến của mình, có lựa chọn của riêng mình bao gồm suy nghĩ, tư duy. Những đứa trẻ ấy thường sẽ xuất chúng hơn người khác, đặc biệt hơn người khác, cũng được nhiều người đánh giá cao hơn. Nói cách khác, cuộc đời của chúng có rực rỡ hay không là tùy thuộc vào khả năng nở rộ của chính bản thân chúng.

Nếu bạn muốn con mình trở thành một đóa hoa hồng nở rộ xinh đẹp, vậy thì phụ huynh khi dạy con nhất định phải để con tự làm chủ việc của riêng chúng, cho dù quyết định của con là tốt hay xấu thì đều là những lần chúng đích thân trải nghiệm thực tế. Và khả năng độc lập tự cường của chúng cũng được rèn luyện từ nhiều lần tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, mỗi một lần trải nghiệm đều sẽ củng cố năng lực và can đảm cho chúng.

Nếu như mọi việc đều do bố mẹ làm cho, bố mẹ bao bọc quá đáng thì khi làm bất cứ việc gì dù to hay nhỏ, chúng đều cảm thấy áp lực, có tâm lý ỷ lại, không thể phát triển khả năng bản thân. Vì thế, các phụ huynh hãy “thả” chúng để chúng tự bay, việc của chúng để chúng tự quyết định, tự làm chủ, cho dù có ngã thì cũng sẽ là một lần đau để nhớ đời.

Khi trẻ thất bại thì cần an ủi kịp thời, định hướng đúng đắn cho trẻ

Những người tự lập cho dù làm việc rất có chính kiến, nhưng đằng sau sự xuất sắc và ánh hào quang đó lại có rất nhiều nỗi khổ cực, thất bại, đắng cay mà chúng ta không nhìn thấy, những thất bại ấy đều cần đứa trẻ phải có một năng lực chịu đựng áp lực tâm lý rất lớn. Nếu khả năng chịu đựng áp lực tâm lý của đứa trẻ yếu đuối, vậy thì khi gặp khó khăn, chúng sẽ dễ chùn bước, thậm chí là bị tổn thương sâu sắc.

Vì thế, khi rèn luyện tính cách tự lập của trẻ, đừng quên duy trì một tâm lý lành mạnh. Khi chúng thất bại cần an ủi kịp thời và đưa ra chỉ dẫn đúng đắn. Nếu khi đứa trẻ làm sai mà cha mẹ chỉ biết đứng nhìn, vậy thì đứa trẻ sẽ dễ bị đả kích bởi thất bại, dần trở nên nhụt chí, không thể phấn chấn lên được.

Nếu vào lúc đứa trẻ gặp thất bại, cha mẹ có thể chỉ dẫn cho chúng tại sao chúng phạm sai lầm, tại sao chúng thất bại, ví dụ như nói: “Con cho rằng hồi nãy con mắc lỗi sai ở đâu?”, “Mẹ thấy nếu trong trường hợp này con nên làm thế này”,... Bạn cần phải giải quyết khúc mắc của chúng ngay lập tức thì nút thắt tâm lý trong lòng chúng mới được mở, đồng thời lần sau chúng cũng sẽ rút ra được bài học từ sai lầm cũ.

Vũ Phong (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới