Hiện nay quan niệm nuôi con để đề phòng tuổi già đang dần dần chìm xuống, nhưng là bậc cha mẹ, ai mà không muốn con cái sau này sẽ mang ơn mình đúng không? Kể từ khi con được sinh ra, cha mẹ đã gác lại việc vui chơi và từ bỏ một phần tự do của mình, để chăm sóc, nuôi nấng cho con khôn lớn, mở đường cho sự trưởng thành trong tương lai của con.
Tuy nhiên cha mẹ đã mất quá nhiều thời gian và công sức để phát triển một đứa trẻ thành người lớn. Nhưng sẽ ra sao nếu con bạn nuôi dạy sẽ không biết ơn bạn trong tương lại? Đây là điều khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhất. Nói chung, những người bất hiếu khi trưởng thành sẽ có ba dấu hiệu khi còn nhỏ, mong các bạn đừng mắc phải nhé!
3 dấu hiệu khi còn nhỏ của những người bất hiếu
Không tôn trọng người lớn tuổi
Gia đình ngày nay đã thay đổi từ một gia đình bốn thế hệ thành “bốn đời một con”. Một số trẻ em khi được ông bà chăm sóc đã dần nảy sinh tính cách ngang ngược, hỗn láo một cách bất chấp. Ví dụ như ném một món đồ chơi vào phía ông bà, không chào hỏi ông bà khi gặp, không thể hiện sự tôn trọng nào cả, và thậm chí còn “ghê tởm” vì ông bà có mùi hôi. Chính vì đó là ông bà của chúng, là người lớn tuổi nên chúng đã không thấy sợ, có một số trường hợp, trẻ em bộc lộ rõ ràng sự khó chịu, không yêu thích của bản thân đối với ông bà.
Từ thái độ của đứa trẻ đối với ông bà ở nhà, có thể phản ánh thái độ sau này của chúng đối với cha mẹ của mình, nhưng mức độ có thể khác nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn giữ cho trẻ tránh xa tính cách ngang ngược, điều quan trọng nhất là dạy trẻ tôn trọng người khác, đặc biệt là người lớn tuổi. Hãy để đứa trẻ hiểu rằng thế giới không xoay quanh mình, dù ở đâu cũng cần sự kính trọng đối với người già, cha mẹ và những người xung quanh là điều cơ bản nhất cần phải có.
Tự cho mình là trung tâm
Chắc hẳn nhiều người sẽ quen thuộc với vấn đề này:
Ở những nơi công cộng, có một số trẻ em lao vào gây ồn ào và lộn xộn, hoàn toàn không để ý đến cảm nhận của người khác. Ngay khi đặt món ăn trên bàn, trẻ em sẽ nhặt món ăn yêu thích vào bát của chúng, để lại bàn ăn đầy lộn xộn. Mẹ đến thuyết phục, lập tức gào thét, hoàn toàn không nghe theo ý kiến của ai.
Những đứa trẻ luôn coi trọng cảm xúc cá nhân, chỉ tập trung vào việc mình muốn làm, không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của người khác thì làm sao nói đến chữ “hiếu” trong tương lai. Để trẻ đi đúng hướng, trước tiên cha mẹ phải đặt ra các quy tắc, hình phạt, và bản thân người lớn phải nhất quán với lời nói và việc làm của chúng.
Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ
“Chỉ cần con chăm chỉ học hành, con không cần quan tâm đến mọi thứ khác!” Đây là điều mà nhiều bậc cha mẹ yêu cầu ở con cái của họ.
Với sự kiểm soát hoàn toàn của cha mẹ, đứa trẻ cũng giống như một phần của cha mẹ, khi mọi việc đều do người lớn làm hết, thì khả năng tự chăm sóc bản thân và tính độc lập của trẻ sẽ rất kém. Ngay cả khi một đứa trẻ như vậy lớn lên, nó vẫn là một đứa trẻ trong thế giới của mình khi đã quen dần với sự chăm sóc của cha mẹ, và chúng sẽ không thể làm gì nếu không có sự chăm sóc của người khác.
Hãy thử tưởng tượng, nếu chúng ta giúp một đứa trẻ tập đi, nhưng vẫn luôn giữ nó vì sợ nó ngã, thì khi nào chúng sẽ biết đi? Chỉ khi để đứa trẻ tự tay làm một việc gì đó thì chúng mới có thể nhận ra được sự khó khăn và sự cực khổ của cha mẹ khi đã hết lòng vì chúng, và chúng sẽ không trở thành một “em bé khổng lồ” mất khả năng tự chăm sóc bản thân trong tương lai.