Bên cạnh mẹ, người cha đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và quan điểm của một đứa trẻ.
Sự hỗ trợ về mặt tinh thần và thể chất mà người cha dành cho con mình là một món quà vô giá. Trẻ có cha hỗ trợ thường hạnh phúc hơn, tự tin hơn, ít do dự hơn và cũng được trang bị khả năng nhận thức và hành động tốt hơn.
Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây:
Dành thời gian dạy con học, chơi cùng con
Nuôi dưỡng và bồi đắp tình cảm với một em bé cần nhiều sức lực và thời gian. Nếu người bố có thể ở bên con thường xuyên, cùng chơi đùa với bé, kể chuyện cho bé nghe… thì bé sẽ ghi nhớ tình yêu của bố và tự nhiên sẽ nảy sinh tình cảm gắn bó, yêu thương tương đương với tình cảm bố dành cho bé.
Nếu bố luôn luôn bận rộn, không có thời gian gần gũi con thì dù dùng bất cứ lý do nào bé cũng đều cảm thấy mình không được bố chú ý, coi trọng.
Những đặc điểm cần có ở một người cha lý tưởng trong mắt các con (Ảnh minh họa).
Bảo vệ gia đình bằng mọi giá
Là "nhà" cung cấp an ninh và nhu yếu phẩm chính nuôi sống gia đình, cha tốt có thể làm bất cứ điều gì cho gia đình mình. Ông sẽ làm thêm giờ, nhận một công việc bán thời gian hoặc việc tự do để kiếm thêm tiền cho gia đình. Đây là cách người cha dạy cho con mình hiểu tầm quan trọng của sự hy sinh bản thân.
Tôn trọng các giá trị và ý kiến của con
Mọi người đều khác nhau và một người cha tốt biết rất rõ điều này. Ông sẽ không mong đợi những đứa con của mình sẽ giống tính cách hay công việc tương tự cha. Ông tôn trọng các giá trị và ý kiến của con, miễn là chúng không gây hại cho bản thân, gia đình hoặc người khác.
(Ảnh minh họa)
Yêu thương, tôn trọng vợ mình
Người ta nói rằng thái độ của cha mẹ đối với nửa kia ẩn chứa định hướng cuộc sống trong tương lai của đứa trẻ. Sự thiếu tôn trọng của một trong hai bên đối với nửa kia nhất định sẽ hủy hoại uy tín của cha mẹ trong lòng đứa trẻ.
Nếu bạn luôn cảm thấy rằng mình đang làm đúng, trước mặt con mắng mỏ đối phương, "lật tẩy" đối phương không thương tiếc, thì đây thực ra là một trận sấm sét tiềm ẩn trong gia đình, nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào, và đó là mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ.
Nếu bạn muốn duy trì cảm giác quyền lực của nửa kia, đồng thời vẫn muốn phê bình để họ hiểu ra điều gì đó, vậy thì chìa khóa nằm ở ba điều sau:
- Đừng thể hiện sự coi thường nửa kia trước mặt trẻ.
- Đừng chuyển mọi vấn đề sang cho nửa kia.
- Nói lời khẳng định và khen ngợi nửa kia nhiều hơn.
Biết nấu cho con những món ăn đơn giản
Hiện nay trong xã hội hiện đại, việc nấu cơm không chỉ là nhiệm vụ của riêng người phụ nữ, người mẹ trong gia đình mà người bố cũng nên học cách nấu nướng một số món để có thể cùng vợ mình vào bếp, tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi được tự tay chuẩn bị bữa ăn cho những người thân yêu.
Khoảng thời gian quây quần bên mâm cơm cũng là cơ hội tốt để giao lưu, trao đổi thông tin, tình cảm giữa những người trong gia đình. Các bé có thể kể về hoạt động trong ngày, đi học có vui không, có điều gì khiến bé vui vẻ hoặc không hài lòng không... Bố mẹ, mà đặc biệt là người bố nên chú ý lắng nghe tâm sự của bé để đưa ra những lời góp ý, lời khuyên thích hợp.
(Ảnh minh họa)
Luôn ủng hộ mong muốn của con
Mặc dù người cha hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt nhưng nếu con trai không có cảm tình với môn thể thao này, ông cũng chấp nhận. Cha tốt cũng có thể tự hào với trường đại học cũ và mong muốn con cái tiếp nối đường học vấn của bố nhưng nếu chúng không thích, ông cũng vẫn ủng hộ.
Cha tốt luôn tạo cảm giác an toàn che chở và tin cậy, người mà con cái có thể tìm đến khi mọi thứ không ổn.