SỨC KHỎE » Chăm con

Nhà tâm lý học tiết lộ quy tắc 3 phút mà tất cả các bậc cha mẹ nên tuân theo khi dạy con

Chủ nhật, 22/05/2022 19:39

Nhà tâm lý học Nataliya Sirotich đã đưa ra quy tắc 3 phút và theo bà, nếu tuân thủ quy tắc này, bạn sẽ có được sự tin tưởng của con mình ngay cả khi chúng còn ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Cùng tìm hiểu cách sử dụng quy tắc 3 phút này để có thể áp dụng trong cách dạy con:

Nội dung quy tắc 3 phút

Quy tắc này nói rằng bạn hãy tưởng tượng việc gặp con cái mỗi ngày giống như bạn đã xa cách chúng trong một thời gian dài (nhưng thực tế có thể bạn và trẻ chỉ không gặp trong vòng 5 phút).

Khi gặp lại trẻ, hãy dành ra 3 phút để ôm, hôn và hỏi chúng những gì đã xảy ra trong khi bạn đi vắng, điều này khiến trẻ có cảm giác được đối xử công bằng, được quan tâm. Chú ý, việc tuân thủ quy tắc này nhất là khi bạn đón trẻ từ trường học, từ nhà mẫu giáo, hoặc từ nơi làm việc về nhà.

Quy tắc 3 phút khi dạy con là điều chuyên gia khuyên bạn nên làm.

Lý do tại sao quy tắc này lại cần thiết?

Theo các nhà tâm lý học, những giây phút đầu tiên khi trẻ nhìn thấy bạn, trẻ có xu hướng kể hết mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Nếu bố mẹ không biết mà bỏ qua quy tắc này, trẻ sẽ không bao giờ kể cho bố mẹ về những chuyện xảy ra ở trường nữa. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ quan trọng.

Cuối cùng là...

Điều quan trọng cần lưu ý nguyên tắc 3 phút này chính là bạn không nên chỉ dành ra đúng 3 phút mỗi ngày với con của mình. Quy tắc này chỉ phù hợp khi bạn gặp trẻ sau một khoảng thời gian, điều này đảm bảo bạn có thể trẻ có thể kể với bạn mọi thứ đã xảy ra.

Ngoài ra, để có thể hiểu được con cái đầy đủ hơn, bạn có thể làm theo các lời khuyên sau từ các nhà tâm lý học:

• Mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian để làm những việc mà trẻ thích và quan tâm.

Biểu hiện thái độ cho thấy bạn đang quan tâm những gì trẻ nói. Ví dụ có thể lặp lại thông tin đã nghe từ trẻ để đảm bảo mọi thứ bạn hiểu là chính xác.

Không thể hiện sự quan tâm giả tạo.

Sau một thời gian có thể nhắc lại câu chuyện trẻ đã từng kể, để trẻ cảm thấy rằng bố mẹ thật sự quan tâm đến trẻ.

Tránh những cuộc tranh luận vô bổ, làm mất thời gian. Chỉ cần nói với trẻ rằng “Được rồi, mẹ hiểu rằng con không đồng ý với mẹ”.

Ánh Dương (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới