Mất nhiều thời gian, chị Lan "đỏ mắt" trong siêu thị TUTICARE để tìm thức ăn dặm cho bé Cún, bé gái đầu lòng mới 7 tháng tuổi. Chị Lan cho biết, tìm những loại thực phẩm ăn dặm cho bé Cún không hề đơn giản như chị nghĩ.
Theo chị Lan, chị đọc tài liệu Nhật Bản, thấy rằng cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.
Tuy nhiên, công thức pha chế như thế nào, các loại rau củ quả trộn với hàm lượng ra sao để bé có bữa ăn giàu dinh dưỡng, kích thích được não bộ, khả năng cầm nắm đầu đời của bé, đối với những người mẹ có con đầu lòng không phải là bài toán dễ dàng.
Chị Thu (Xa La, Hà Đông, Hà Nội) cho biết đã áp dụng thành công phương pháp ăn dặm kiểu Nhật với cô con gái nhỏ đầu tiên. Cũng như trẻ em Nhật, bé Suri ăn dặm trong giai đoạn từ 5-15 tháng tuổi. Suri được tập ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần trong từng giai đoạn. Với thực đơn phong phú, bé Suri luôn tỏ ra hào hứng với mỗi bữa ăn.
Theo chị Lan Anh (Từ Liêm, Hà Nội), ăn dặm kiểu Nhật không có bước ăn bột như phương pháp truyền thống. Các bé sẽ tập phản xạ tự nhai ngay trong giai đoạn đầu nên hiếm có đứa trẻ nào có thói quen ngậm thức ăn. Mặc dù con gái chị mới hơn một tuổi nhưng đã nhai rất tốt và mỗi khi đi chơi không phải lỉnh kỉnh thức ăn, đồ chế biến như nhiều bé cùng tuổi. Mặc dù nhiều người lo ngại về việc cho các bé ăn cháo sớm sẽ đau dạ dày nhưng chị vẫn tin tưởng phương pháp này bởi thực tế "người Nhật sống thọ nhất thế giới". Bà mẹ này tâm sự: “Mặc dù không bụ bẫm như nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi nhưng con không muốn ăn tôi cũng không ép, không dọa nạt hay làm xiếc để dụ. Vì thế, với mỗi bữa ăn, con đều rất hứng thú và hợp tác tốt”.
Cũng như chị Thu và chị Lan Anh say mê kiểu ăn dặm Nhật Bản, chị Lan đã mua một số chai nước tương Ofukuro, được nhập từ Nhật Bản về, có trong siêu thị Bibomart để bé Cún ăn thử. Chị Lan cho biết, Ofukuro là sản phẩm nước tương hỗ trợ cho bữa ăn dặm của bé ngon miệng hơn.
"Với thành phần giàu dinh dưỡng: Cải bắp, hành tây, củ cải, khoai tây, hành, khoai lang, bí ngô, gốc cây ngưu bàng,.... nước tương Ofukuro là lựa chọn rất thích hợp cho con gái đầu lòng của tôi trong quá trình chế biến bữa ăn dặm cho bé", chị Lan cho hay.
Trả lời báo chí, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, điểm khác biệt của ăn dặm kiểu Nhật là thời gian bắt đầu cho trẻ ăn thô sớm hơn so với phương pháp ăn dặm truyền thống. Theo bác sĩ Hải thực hiện được theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật rất tốt. Tuy nhiên, cần chú ý đến sự hợp tác và nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ không thích ăn thô, không thể cứ ép con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật , bởi trẻ có thể bị bỏ đói dài dẫn tới suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, các mẹ có thể xen kẽ 2 phương pháp trên.