SỨC KHỎE » Chăm con

Những bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè

Thứ ba, 08/04/2014 08:26

Thời tiết mùa hè oi bức rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, kèm theo đó là nhiệt độ tăng cao, khói bụi, ô nhiễm làm cho trẻ rất dễ mắc các bệnh như tay - chân - miệng, tiêu chảy, sốt xuất huyết.

Bệnh tay -  chân – miệng

Bệnh chân tay miệng chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, lây lan rất nhanh và tạo thành dịch khó kiểm soát. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây biến chứng viêm não ở trẻ, thậm chí gây tử vong.

Bệnh chân tay miệng có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày với các biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng. Sau đó, da của bé xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất và cách khi khỏi các trẻ khác để tránh dịch bùng phát.

Mùa hè là lúc bệnh sốt xuất huyết bùng nổ

Trẻ bị sốt xuất huyết là do bị muỗi anophen đốt, nhất là trong mùa hè, thời tiết ủng hộ loại muỗi này sinh sôi và phát triển. Trẻ đột ngột sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên. Da của bé xuất hiện các chấm đỏ và bầm da, chảy máu mũi và chân răng. Khi bệnh chuyển nặng, trẻ nôn nhiều, nôn ra máu, phân cũng có máu. Trong vòng 3 – 6 ngày, trẻ hết sốt nhưng bệnh tình của trẻ không nhẹ đi mà còn trầm trọng hơn với các triệu chứng như lừ đừ, lạnh tay chân, tím môi, vã mồ hôi, bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng, chảy máu bất thường.

Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt không thuyên giảm, ba mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được hạ sốt kịp thời. Đồng thời, mẹ nên cho trẻ nằm màn, diệt muỗi và loăng quăng xung quanh nhà để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé.

Trẻ dễ bị sốt vi-rút vào mùa hè

Vi-rút gây bệnh sinh sôi nhanh hơn vào mùa hè. Chúng lựa chọn đối tượng là trẻ em – sức đề kháng non kém để tấn công. Trẻ bị sốt vi-rút thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu. Bệnh có thể đi kèm theo triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, ho.

Một số trẻ có thể bị sốt vi-rút khi phát ban, hay gặp nhất khi trẻ bị nhiễm vi-rút Rubella sởi. Khi đó, trẻ có các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ có nổi hạch ở cổ, gáy, gây đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày.

Điều trị trẻ bị sốt vi-rút chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng cẩn thận để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật, để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Bệnh thuỷ đậu

Thuỷ đậu là bệnh do virus gây ra. Trẻ bị thuỷ đậu trước tiên sẽ có triệu chứng ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày. Bệnh hay gặp lúc chuyển mùa, giao thời tiết nóng - lạnh. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai.

Đây là bệnh lành tính, đa số trẻ đến khám được cho về điều trị tại nhà. Bệnh hay gặp ở trẻ 1-9 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi khả năng bị ít hơn nhưng không phải là không có. Bệnh lây qua đường hô hấp nên khi trẻ ho, virus bắn ra môi trường xunh quanh là các bé khác dễ bị lây. Cha mẹ cần tăng cường vấn đề vệ sinh, ăn uống, đường hô hấp, da để phòng bệnh. Quan trọng là cần đưa trẻ đi tiêm phòng khi được 12 tháng tuổi. Trẻ đã bị thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thuỷ đậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tắc, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Viêm màng não

Bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virus gây ra, như virus Arbovirus, các virus đường ruột, virus thủy đậu, quai bị…  

Biểu hiện của bệnh là sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn. Nếu bệnh nhân bị tổn thương não sâu hơn sẽ dẫn đến ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp xuất hiện sốt đột ngột, co giật ngoại ý, liệt chân tay. Viêm não cấp tính thường kéo dài 1- 3 tuần, nhưng sự hồi phục rất chậm. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải kháng tất cả các virus.

Để phòng bệnh, cần tránh để muỗi đốt bằng cách dùng nhang xua muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ, mặc quần áo dài, ngủ màn, nuôi cá diệt loăng quăng ở những nơi chứa nước, phát quang bụi rậm... Đối với bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin thì nên cho trẻ tiêm phòng bệnh.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong ngày. Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu gây nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Đặc biệt bệnh dễ dàng bùng phát do ô nhiễm nguồn nước.

Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy là nôn mửa, chuyển động, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít.

Để phòng bệnh tiêu chảy cho con, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay. Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em.  

Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, không nên ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì những thực phẩm này gây nguy cơ ngộ độc rất cao nhất là vào mùa hè. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ và theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh tiêu chảy, chủ động đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc thực phẩm

Mùa hè là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là với trẻ nhỏ vì sức đề kháng kém.

Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, các bậc cha mẹ nên bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

phunutoday
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới