Cho trẻ ăn hay uống quá nhiều đều không tốt, có khi còn sinh bệnh. Cái mà có thể làm cho trẻ vui không phải chỉ là ăn uống. Ngoài tác động vị giác còn có tác động thị giác và thính giác nữa. Vì thế khi con khóc, gõ chuông cho con nghe, lắc những thứ phát ra âm thanh, hoặc gây chú ý cho con bằng các quả bóng bay…
Bởi vì trẻ cần phải được phát huy các năng lực tiềm tàng của mình, nên các trò chơi cũng phải đáp ứng được tiêu chí đó. Bạn nên dành một góc phòng của con làm nơi tập thể dục. Ở đó, đặt những dụng cụ phù hợp với việc rèn luyện sức khỏe, con của tôi có thể tập gậy, đánh đu,… Các trò chơi của bé đều nhằm mục đích nâng cao trí tuệ, thể lực, đạo đức, phát huy tốt nhất mọi khả năng của bản thân, không lãng phí sức lực một cách vô ích.
Để phát triển thị giác, cha mẹ cùng con chơi trò đố “cái này có bao nhiêu”. Cha mẹ sẽ xếp các quân cờ tướng hoặc hạt đậu trên bàn, sau đó cho bé nhìn qua 1 chút và đố xem số lượng là bao nhiêu. Với trò chơi này thì có rất nhiều cơ hội để áp dụng. Chẳng hạn khi ăn có thể đố có bao nhiêu miếng táo trên đĩa, hay khi cùng nhau đi bộ trên đường có thể đố có bao nhiêu thứ gì đó trên vỉa hè… Trò chơi này giúp trẻ trở nên nhạy bén và có trí nhớ tốt.
Khi ăn cơm ở quán ăn, một người mẹ đưa con đến vị trí cạnh cửa sổ, một người vô gia cư đứng ngoài cửa sổ nhìn họ ăn cơm, người mẹ dắt đứa con đến chỗ chọn món, đóng gói một phần cơm mang ra cho người vô gia cư đó. Hãy dùng hành động của mình để dạy con trẻ lương thiện và rộng lượng.
Một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất mà cha mẹ nên dạy con của mình là không bao giờ được nói dối. Để con hình thành thói quen chỉ nói sự thật ngay từ khi con bé, các mẹ hãy nói với con mình rằng: Nói ra sự thật có thể khó khăn hơn một chút xíu, nó có thể khiến người khác buồn nhưng chỉ trong chốc lát. Và việc nói sự thật là hành động luôn được mọi người khen ngợi. Còn đối với những lời nói dối, có vẻ là điều dễ dàng nhưng cuối cùng hành động đó sẽ khiến con bị phạt.
Tạ lỗi trước người khác không chỉ là một giá trị đạo đức mà đó còn là nghi thức cơ bản mà đứa trẻ nào cũng cần phải được dạy dỗ. Bởi khi cha mẹ dạy con điều này, trẻ sẽ tự hình thành thói quen và phản xạ tự nhiên mỗi khi làm điều gì đó không đúng. Khi cha mẹ dạy trẻ biết nhận khuyết điểm khi sai, trẻ sẽ biết mình sai ở đâu và cha mẹ cũng không rơi vào tình huống ép buộc con phải nói xin lỗi trong khi trẻ không muốn/ không nhận ra sai lầm của mình.