SỨC KHỎE » Chăm con

Những đặc trưng di truyền bất ngờ từ bố mẹ sang con cái

Thứ ba, 04/03/2014 09:27

Đứa trẻ là kết tinh hình hài của cả cha lẫn mẹ. Mẹ bầu nào mang thai cũng tò mò muốn biết con mình sinh ra như thế nào, giống ai. Mẹ có thể tham khảo những đặc điểm di truyền sau:

Màu da

Trẻ mới sinh thường không có nhiều sự lựa chọn màu da. Thông thường, màu da em bé sẽ đi theo màu trung lập của cả da bố và da mẹ. Nếu cha mẹ đều da sẫm màu, sẽ không bao giờ có trường hợp bé sinh ra da lại vừa trắng vừa mịn. Nếu mẹ trắng còn bố da đen, phôi thai thường đa số sẽ sinh ra các em bé có màu không quá trắng cũng không đen sậm, thường trung tính và có thể hơi nghiêng về một màu da bố hoặc mẹ một chút.

Chiều cao:

Chiều cao của trẻ chỉ có 30% là do di truyền, trong đó có khoảng ½  từ cha và ½  từ mẹ. Nếu cả cha và mẹ đều không cao nhưng trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kèm với các yếu tố như rèn luyện thể lực môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ tốt…thì bé vẫn có khả năng cao hơn cha mẹ và chiều cao của đời sau thường luôn cao hơn đời trước.

Cằm

Thường cha hoặc mẹ có cằm thuộc loại gen “trội” trong gia đình sẽ truyền lại cho con. Ví dụ người cha có cằm dài và hơi nhô là đặc trưng của gia đình, em bé không ngoại lệ, cũng sẽ có một cái cằm dài.

Mí mắt:

Mí mắt thường là di truyền tuyệt đối. Điều thú vị là hầu hết mí mắt của người cha đều được di truyền lại cho con mình. Nếu người cha mắt một mí, mẹ mắt hai mí thì con sinh ra có khả năng lớn là mắt một mí giống bố.

Béo phì:

Con cái sẽ có 53% khả năng bị thừa chất nếu bố hoặc mẹ bị béo phì. Tuy nhiên, xác suất đó ngày nay đã giảm xuống còn 40% do nhận thức ngày càng cao của các bậc phụ huynh. Điều này cho thấy con béo hay không béo hoàn toàn có thể thay đổi được và bố mẹ chỉ cần cho trẻ ăn uống hợp lý, vận động đầy đủ.

Hói

May mắn dường như thuộc về các bé gái khi chỉ có những bé trai mới hay bị hói theo di truyền. Nếu người cha trọc đầu, con trai họ có xác suất bị hói là 50% và thậm chí cha không hói nhưng ông hói thì xác suất đó vẫn còn 25%.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá cũng là một trong những dấu hiệu của việc “cha truyền con nối”. Nếu cả cha và mẹ cùng bị muốn trứng cá, tỷ lệ con mắc mụn trứng cá sẽ cao gấp 20 lần những gia đình không có tiền sử bị mụn.

Hình dạng chân

Chân của trẻ: dài hay ngắn, chân to hay chân thon cũng bị ảnh hưởng khá nhiều theo di truyền. Tuy vậy, mẹ cũng hoàn thoàn có thể thay đổi nhờ nắn và tập thể dục cho chân bé hàng ngày lúc nhỏ.

Giọng nói

Giọng nói của con cái thường rất giống với của bố mẹ. Hình dáng môi khi nói cười, độ mở của miệng… đều có nhiều nét tương đồng. Thông thường, giọng nói của con trai sẽ gần giống với giọng của bố, giọng nói con gái thường giống giọng của mẹ.

Trí thông minh

Trí thông minh được quyết định bởi hai yếu tố chủ đạo là di truyền và môi trường sống, lần lượt theo tỷ lệ 60% và 40%. Về mặt di truyền, bao gồm cả di truyền IQ và EQ.

Khả năng đặc biệt

Những khả năng đặc biệt: chơi đàn, hát, múa, kinh doanh… của cha mẹ cũng có thể di truyền cho đời con cái. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải biết khai thác và phát triển chúng mới có thể kế thừa và phát huy tốt những khả năng đặc biệt ấy.

Bổ sung dinh dưỡng và dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ mang thai:

70% sự phát triển não trẻ xảy ra khi em bé còn trong bụng mẹ. Do đó, những gì mẹ bầu ăn trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Mẹ bầu cần phải bổ sung thực phẩm chứa folate và sắt. Axit Folic hoặc Folate là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào. Axit Folic có mặt tự nhiên trong thức ăn, chủ yếu ở các loại rau xanh và có thể thông qua thuốc uống bổ sung. Bà bầu bổ sung đầy đủ Folate trước khi mang bầu 3 tháng và trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, tủy sống và các vấn đề về não của thai nhi. Axit Folic có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau như rau chân vịt hay rau cải xanh, các loại đỗ, gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi.

 Ngoài ra, mẹ bầu cần phải bổ sung thêm sắt. Sắt không chỉ có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo máu mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển não bộ của thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi mà còn tác động tới chính trí tuệ của bé sau này. Chính vì vậy, sắt cũng rất cần thiết để não trẻ phát triển toàn diện. Những loại thực phẩm giàu chất sắt bà bầu nên ăn bao gồm thịt, cá, ngũ cốc, các loại đậu và các loại rau lá xanh đậm…

phunutoday.vn
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới