Khi có thai, cơ thể sẽ có những thay đổi đáng kể so với bình thường. Những thay đổi đáng ngạc nhiên trên cơ thể của người mẹ sẽ tạo điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển của bào thai. Rất nhiều người cảm thấy hoang mang, bỡ ngỡ khi có thai lần đầu và họ không biết rằng cơ thể thay đổi ra sao. Chính vì vậy, bạn nên biết về một số kiến thức hữu ích dưới đây để giúp mình trong tương lai khi chuẩn bị làm mẹ.
Cùng xem những thay đổi của cơ thể khi có thai dưới đây:
1. Thời kỳ đầu
Ra máu nhẹ hoặc kèm với chứng chuột rút là hiện tượng bình thường của dấu hiệu sau khi trứng được thụ tinh. Nhưng nếu bạn thấy hiện tượng ra máu nhiều trong 3 giờ thì bạn nên tới bác sĩ để khám.
2. Xuất hiện nốt ruồi
Khi mang thai bà bầu cũng có thể nhận thấy nốt ruồi, tàn nhang trở nên sẫm màu và mọc nhiều hơn. Điều này là hiện tượng thông thường và chúng sẽ mờ dần sau khi sinh.
3. Tăng tiết nước bọt
Tăng tiết nước bọt là một trong những triệu chứng khi mang thai, nhất là trong thời kỳ 3 tháng đầu. Tuy nhiên lý do chính xác gây ra hiện tượng này ở người mang thai vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng nó có liên quan đến triệu chứng buồn nôn và ói mửa không ngừng.
4. Tóc trở nên dày, khỏe hơn
Một trong những dấu hiệu khi mang thai là tóc của bạn trở nên dày và khỏe mạnh hơn do thay đổi hormone.
5. Giọng nói thay đổi
Khi mang thai, hormone thay đổi sẽ khiến giọng nói có những âm vực khác thường. Đừng quá ngạc nhiên nhé!
6. Ngứa nhiều
Kích ứng da, mẩn đỏ, ngứa da đều là triệu chứng phổ biến xảy ra trong suốt thai kỳ. Bạn cũng nên quan tâm đến việc bị ngứa kèm những dấu hiệu bất thường thì hãy nhanh tới bác sĩ để kiểm tra.
7. Thay đổi thị lực của mắt
Những thay đổi về hormon, chuyển hóa, tích nước và tuần hoàn máu có thể ảnh hưởng tới mắt và thị lực của phụ nữ mang thai. Ngay cả giác mạc mắt của người mang thai cũng có thể thay đổi về hình dạng.
8. Chảy máu nướu răng
Trong khi mang thai, lưu lượng máu tăng khiến nướu trở nên rất nhạy cảm và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Để giảm nguy cơ chảy máu nướu răng, bạn nên chọn chiếc bàn chải mềm và hạn chế đánh nhiều lần. Trong trường hợp nghiêm trọng hãy tới bác sĩ nha khoa để kiểm tra.