Nuôi dạy con không phải việc dễ dàng và có thể mắc lỗi – điều này hết sức bình thường vì chúng ta đều là con người. Tuy nhiên, nếu bố mẹ vẫn tiếp tục duy trì những thói quen xấu mà không thay đổi thì có thể làm hỏng cuộc sống của trẻ. Dưới đây là một số trong những thói quen xấu khi nuôi dạy con mà nhiều cha mẹ đang mắc phải.
1. Bà mẹ hay la mắng
Bất cứ ai làm mẹ đều không tránh khỏi việc la mắng, quát thảo trẻ nhưng điều quan trọng người mẹ nào có mức độ mới là người thông minh. Không thể giữ bình tĩnh, la mắng trẻ quá nhiều không phải là điều tốt.
Trẻ em bắt đầu hiểu và trả lời các thông tin giao tiếp của bố mẹ từ khi hai tuổi. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những tiếng la mắng khắc nghiệt và mất kiểm soát của bố mẹ. Khi cha mẹ không quát mắng và kiểm soát được cảm xúc của mình cũng là cách cha mẹ đang dạy trẻ cách tự kiểm soát và gia đình sẽ yên bình, hạnh phúc hơn.
Nếu bà mẹ nào trót la mắng trẻ, hãy cố gắng lấy lại bình tĩnh và trấn an trẻ. Nếu việc la mắng trẻ trở thành thói quen của bản thân thì mẹ cần tìm cách kiểm soát sự tức giận và căng thẳng của mình, hãy tham gia vào một nhóm hỗ trợ về tâm lý, gặp cố vấn tâm lý hoặc tham gia vào các diễn đàn các bà mẹ trên mạng để học hỏi kinh nghiệm.
2. Bà mẹ chuyên dùng quà để hối lộ con
Đây là một thói quen xấu khi nuôi dạy con mà nhiều mẹ đang mắc phải, hễ thấy con không chịu ăn, không chịu nghe lời là lập tức lôi các “món ngon” ra để dụ dỗ lôi kéo bé. Cách này sẽ có hiệu quả ngay tức thời và đương nhiên sẽ làm cả mẹ và bé hài lòng. Tuy nhiên, các mẹ nên biết rằng phần thưởng sẽ không có tác dụng tích cực nếu con cố gắng làm mọi thứ chỉ để bố mẹ hài lòng và có được món quà con thích thú.
Chỉ những câu nói đơn giản hay thậm chí những lời hứa suông kiểu “Nếu con đi học ngoan ở trường tuần này thì mẹ sẽ cho con chơi ", "Nếu con ngoan ngoãn đi nhà trẻ mẹ sẽ cho con ăn món con thích"….cũng đủ khiến trẻ vâng lời. Từ những lần “hối lộ” đó, dần dần trẻ sẽ học được cách mặc cả "Con sẽ nhận được gì nếu làm việc đó?", "Mẹ sẽ cho con cái gì nếu con làm như mẹ nói?" và sau đó là hàng loạt những đòi hỏi khác về việc "trả lương" theo ý của con.
Để không phải đau đầu vì những "mức lương" ngày càng cao mà con đặt ra, mẹ hãy dừng ngay việc dùng "mồi nhử" với con, hãy biết động viên và khuyến khích để con nỗ lực cố gắng. Điều quan trọng mội người mẹ cần phải ghi nhớ là không được phép dạy trẻ về những điều thực dụng như vậy, hãy luôn hướng trẻ đến những giá trị tốt đẹp hơn.
3. Bà mẹ thức dậy lúc 4h sáng để thay tã cho con
Sợ trẻ tè dầm, cách một vài tiếng các bà mẹ lại thay tã ngay cho trẻ vì sợ trẻ bị bẩn, ngứa ngáy và ngủ không say giấc. Nhưng khi trẻ đang ngủ bị đánh thức dạy thay tã khiến bé khóc toáng lên, khó chịu và sau đó mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể cho bé trở lại giấc ngủ.
Các mẹ cần biết rằng giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, nếu chỉ vì trẻ tè dầm mà hy sinh giấc ngủ của trẻ thì không đáng. Nếu trẻ tè ướt khó chịu, trẻ sẽ khóc nhắc nhở mẹ thì lúc bấy giờ mẹ mới thay tã.
4. Bà mẹ luôn bênh vực con
Con cái luôn là tài sản quý giá mà mẹ nào cũng muốn nâng niu và đùm bọc, tuy nhiên đôi khi chính sự che chở quá đà của cha mẹ khiến trẻ hình thành nên những thói hư tật xấu. Nhiều mẹ thậm chí còn mù quáng đến nỗi đứng ra bênh vực và chịu mọi trách nhiệm thay con. Xin thưa với những người mẹ như thế rằng đó không phải là một hành động cao thượng của người mẹ mà chỉ là những cách nghĩ sai lầm đẩy chính con mình vào con đường đen tối.
Nhiều khi lỗi rõ ràng thuộc về con, nhưng mẹ vẫn ra sức bênh vực và lấp liếm đi cái sai của con. Con đánh bạn là sai nhưng mẹ không chịu thừa nhận, cứ phải “không có lửa làm sao có khói”. Việc bao bọc con một cách không biết đúng sai sẽ khiến trẻ làm sai mà không biết nhận lỗi. Việc này dễ gây cho con nhầm tưởng rằng “con là trung tâm của vũ trụ”.
Mẹ sẵn sàng thừa nhận mọi hành động của con mà không chịu nhìn xa về tương lai con. Ngay từ bé, mẹ “giúp” con nghĩ rằng mình không làm sai điều gì, thì đương nhiên khi lớn lên con cũng “cứ thế mà tiến” theo những gì con được “dạy”. Mẹ không dám chỉ ra cái sai của con, thì chính mẹ là người đẩy con vào con đường sa ngã.
Muốn trẻ trở thành một người có ích cho xã hội, trước tiên mẹ hãy là một người sáng suốt, biết phân biệt phải trái và quan trọng biết dạy con theo một tư tưởng tốt đẹp.
5. Bà mẹ giao phó mọi chuyện của con cho người giúp việc
Từ rất lâu rồi phụ nữ cũng có quyền được đi làm kiếm tiền và tự xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trong xã hội như đàn ông. Tuy nhiên chính quyền hạn đó phần nào làm ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của nhiều người. Vòng xoáy công việc cùng những mối quan hệ làm ăn khiến nhiều mẹ không có thời gian để chăm con, và khi gặp phải trở ngại này thì biện pháp duy nhất họ lựa chọn là trao niềm tin cho các cô giúp việc.
Sáng đi tối về, mọi chuyện của con đã có cô giúp việc lo nên các mẹ có thể chú tâm hơn vào công việc mà không bị phân tán. Từ việc thay tã, cho con ăn, ru con ngủ đều một tay cô giúp việc làm mà không cần đến sự trợ giúp của mẹ. Đó là lí do vì sao đôi khi chính đứa con mình đẻ ra nhưng chúng lại thân thiết với người giúp việc hơn chính mẹ đẻ của mình. Việc quá lệ thuộc vào người giúp việc khiến khoảng cách mẹ con ngày càng bị nới rộng, rồi sẽ đến một ngày con quên mất mẹ đẻ của mình và lầm tưởng người giúp việc là mẹ.
Nếu không bị mất con vào tay người ngoài, những người mẹ của xã hội hãy biết tiết chế công việc, cho dù hủy bỏ một vài kế hoạch làm ăn cũng không tổn thận nặng nề bằng việc con không nhận mẹ. Một người phụ nữ thông minh phải biết cân đối việc nước và việc nhà.
Trẻ con thường rất thơ ngây và chưa hề biết phân biệt phải trái, chúng có thể bắt chước rất nhanh các hành động cũng như lời nói của bố mẹ. Chính vì vậy, mỗi người làm cha làm mẹ nên sáng suốt để tự tìm hiểu cho mình một cách nuôi dạy con chuẩn mà không lo gây hại cho bé.