SỨC KHỎE » Chăm con

Những nguy cơ mà trẻ sinh non phải đối mặt

Thứ tư, 17/12/2014 08:19

Suy hô hấp, vàng da, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng, bệnh về đường tiêu hóa.... là những nguy cơ mà trẻ sinh non phải đối mặt. Mẹ bầu hãy tìm hiểu cách chăm sóc mình và thai nhi ngay từ trong bụng để sinh con khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh được coi là sinh non khi bé ra đời dưới 37 tuần tuổi. Trẻ sinh non ít có thời gian phát triển hơn trong bụng mẹ nên phải đối mặt với nhiều vấn đề về thể chất và quá trình phát triển.

Phần lớn thai nhi phát triển đầy đủ và sẵn sàng trong khoảng sớm muộn 2 tuần so với ngày dự kiến, vì vậy thai đủ tháng được xác định trong khoảng 38 – 42 tuần. Trẻ sinh sớm (khoảng 10% của 38 tuần) được xem là sinh non.

Cơ hội sống với trẻ sơ sinh hiện nay ngày càng cao hơn. Thậm chí là 25 tuần tuổi vẫn có cơ hội sống sót. Hơn 90% trẻ sinh non có trọng lượng khoảng 800 gram có thể sống khỏe. Còn nếu trẻ nặng khoảng 500 gram thì cơ hội sống là 40% – 50%.

Những nguy cơ mà trẻ sơ sinh có thể phải đối diện sẽ là:

Suy hô hấp

Trẻ càng sinh thiếu tuần tuổi thì càng dễ bị suy hô hấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non. Bệnh này dẫn đến triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức, phải hỗ trợ máy thở và có thể tử vong.

Bệnh nhiễm trùng

Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém dẫn đến tình trạng dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm ruột hoại tử… Triệu chứng bị nhiễm trùng của trẻ sinh non thường khó phát hiện, chẩn đoán một cách chính xác dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Bệnh vàng da

Bệnh này vô cùng nguy hiểm, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời trẻ rất gây nhiễm độc thần kinh, để lại di chứng suốt đời và thậm chí là có thể bị tử vong.

Nếu không chăm sóc tốt, trẻ sẽ phát triển không toàn diện, thậm chí tử vong

Nguyên nhân gây nên bệnh vàng da là do gan của trẻ sinh non không được phát triển toàn diện để thực hiện đầy đủ chức năng chuyển hóa của mình. Các bà mẹ cần phải thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ không bị mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng thường gặp ở trẻ sinh non là thường xuyên ói, nôn trớ, trướng bụng hoặc bị tiêu chảy liên tục, ăn kém và không hấp thụ được chất dịnh dưỡng, chậm tăng cân. Ruột của trẻ vì phát triển chưa hoàn thiện, không đủ máu, mỏng dần rồi dẫn đến bị viêm hoạt tử ruột hoặc bị thủng.

Bệnh xơ hóa võng mạc

Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do trẻ bị ngộ độ oxy khi nồng độ oxy có trong máu quá cao làm cho võng mạc giãn nở và co thắt bất bình thường, gây tổn thương đến thị giác và có thể bị mù lòa nếu phụ huynh không đưa con đến khám bác sĩ đúng định kỳ.

Rối loạn huyết học

Trẻ sinh thiếu tháng sẽ dễ bị thiếu hụt có yếu tố làm đông máu nên dễ bị xuất huyết ở một số bộ phận của cơ thể như: dạ dày, phổi, mật, gây thiếu máu cấp tính. Nặng hơn trẻ có thể bị xuất huyết não, co giật, hôn mê sâu và bị tử vong.

Nếu thấy những dấu hiệu bất thường hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay

Khi trẻ có triệu chứng da kém sắc, không được hồng hào, chậm lên cân, các bà mẹ nên đưa con đi khám kịp thời để chữa trị đúng đắn.

Chậm tăng trưởng thể chất

Đây là một trong những nguy cơ mà trẻ sinh non thường gặp phải. Bệnh này có thể do mẹ thiếu sữa, sữa không đủ chất hoặc trẻ không có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng nên chậm tăng cân, không phát triển chiều cao nhưng những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác.

Dễ mắc bệnh tự kỷ

Các nhà nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn tâm thần. Việc trẻ em sinh thiếu cân có mối liên hệ mật thiết đến vấn đề nhận thức của trẻ trong đó có bệnh tự kỷ, căn bệnh phổ biến hiện nay ở trẻ em hiện đại.

Một số biện pháp dự phòng sinh non

Mặc dù có nhiều loại thuốc ngăn chặn chuyển dạ sinh non đã được đưa vào sử dụng, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng thành công, do đó phòng bệnh vẫn tốt hơn là điều trị.

Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như ngưng hút thuốc, điều trị viêm nhiễm như viêm nha chu, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo…

Xác định nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao là bước đầu trong việc ngừa chuyển dạ sinh non, cần chú ý tiền căn sinh non và các trường hợp cổ tử cung mở sớm.

- Chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của chuyển dạ sinh non.

- Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần tránh sự tập luyện quá sức trong lúc mang thai và ở những thai phụ có nguy cơ cao.

- Thuốc lá là nguyên nhân của sinh non và chậm tăng trưởng trong tử cung nên thai phụ phải được khuyến khích bỏ thuốc lá.

- Không uống rượu.

- Tinh dịch chứa nhiều prostaglandins và sự hiện diện của nó trong âm đạo có thể gây cơn co tử cung. Những cơn co tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm. Vì vậy không cần kiêng giao hợp trong thai kỳ bình thường nhưng cần phải tránh giao hợp trong thai kỳ có nguy cơ sinh non.

- Thai phụ nên đến khám khi có những triệu chứng báo hiệu chuyển dạ sinh non như đau lưng, thoát dịch âm đạo bất thường hoặc tiêu chảy. Chẩn đoán sớm là cơ hội tốt để điều trị thành công.

- Viêm âm đạo và cổ tử cung - nhiễm trùng tại chỗ có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối non, vì thế thai phụ cần xét nghiệm khí hư và điều trị thích hợp.

- Nhiễm trùng đường tiểu như viêm bể thận thường kết hợp với gia tăng tần số sinh non.

- Sốt cao cấp tính do bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể gây sinh non nên phải được điều trị nhanh chóng và tích cực.

Những biến chứng nội khoa như các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường nếu được theo dõi và xử trí thích hợp sẽ tránh được nhiều trường hợp phải chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm.

Theo Phununews.vn