Mắng trẻ bằng lời lẽ thiếu kiềm chế, khẳng định trẻ là "hư hỏng", "không ra gì"...
Theo chuyên gia giáo dục, bố mẹ nào cũng nghĩ rằng trẻ hiểu rằng mình mắng mỏ chỉ vì thương con nhưng họ không biết những lời nói kiểu "dán nhãn" cho trẻ những thói hư tật xấu sẽ khiến con suy nghĩ tiêu cực và tạo khoảng cách với phụ huynh.
Cắt giảm mọi khoản chi tiêu của trẻ
Cắt giảm chi tiêu của trẻ là một kiểu phạt phản tác dụng bởi có thể đẩy trẻ vào tình thế sẽ tìm các cách xoay tiền, trong đó có thể là chơi theo bạn xấu hay ăn cắp. Với trẻ lớn, nhất là khi các con ở tuổi vị thành niên, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ hiểu giá trị và cách quản lý đồng tiền, thay vì coi đó là phương tiện trừng phạt.
Cấm đoán những thứ bố mẹ cho là xấu
Đây là một hình phạt khá "buồn cười" mà các vị phụ huynh khi bất lực hay dùng tới. Bởi đáng lẽ ra cần giúp trẻ nhận thức, định hướng được cái gì là nên, không nên và nhẹ nhàng giải thích tại sao, hay chia sẻ với con trải nghiệm bản thân về những điều đó thì bố mẹ lại ngay lập tức bật đèn đỏ ngăn con lại. Họ không hiểu rằng cấm đoán chỉ xây một bức tường ngăn cách với con và tạo điều kiện để con nói dối.
Bêu riếu trẻ trước mặt người khác
Đừng bao giờ bêu riếu con trước mặt người khác. Nhiều phụ huynh có suy nghĩ: "Nói thế cho nó biết xấu hổ mà thay đổi chứ lớn rồi mà cứ trơ ra, chán lắm".
Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý thì đấy là một sai lầm mà rất nhiều vị phụ huynh mắc phải. Các ông bố bà mẹ quên rằng không ai thích bị bêu xấu trước mặt nhiều người, kể cả chính họ. Với trẻ, điều này vừa làm tổn thương lòng tự trọng của chúng, vừa khiến chúng cảm thấy không kính trọng, nể phục bố mẹ. Đừng bao giờ lấy những khuyết điểm của trẻ nói trước mặt người khác, kể cả những người thân trong gia đình. Hãy nhẹ nhàng trò chuyện góp ý riêng với trẻ và cùng con tìm cách khắc phục.
Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa
Nếu bậc phụ huynh nào nghĩ rằng đây là phương pháp gần gũi con trẻ nhanh thì chắc chắn cách này sẽ hạ bớt uy lực của cha mẹ với con cái.
Khen ngợi & động viên thái quá
Những tin nhắn yêu thương, lời động viên khích lệ như: “Con có thể làm được bất kỳ điều gì con muốn” hoặc “Con thật tuyệt vời” tuyệt đối không được sử dụng với trẻ tuổi teen.
Đánh con
Theo nhà giáo dục, trẻ càng lớn lòng tự trọng càng cao. Việc đánh trẻ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm, đồng thời khiến hố sâu ngăn cách giữa bố mẹ và con cái không bao giờ xóa được. Một số trẻ khác thì trở nên lỳ lợm, vô cảm, thậm chí có khuynh hướng bạo lực sau một thời gian chịu những trận đòn từ cha mẹ.