SỨC KHỎE » Chăm con

Phương pháp 'dùng tay không' kích thích con nhanh biết nói, trí tuệ phát triển cha mẹ nào cũng cần phải biết

Thứ ba, 11/09/2018 20:24

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard và MIT đã khẳng định vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Qua âm thanh, lời nói từ bố mẹ, bé sẽ học theo và phát triển khả năng ngôn ngữ của chính mình.

Thông thường, giai đoạn từ 11 đến 14 tháng, trẻ bắt đầu bập bẹ phát âm những từ đầu tiên. Đây là thời điểm môi, lưỡi có sự khéo léo, uyển chuyển và não bộ có thể nhận dạng được các sự vật và tên gọi. Mỗi đứa trẻ đều trải qua dấu mốc quan trọng này trong cuộc đời, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần đóng vai trò kích thích và giao tiếp với con từ sơ sinh để trẻ sớm tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn.

Phương pháp kích thích con nhanh biết nói, trí tuệ phát triển cha mẹ nào cũng cần phải biết

Một nhóm nghiên cứu do Rachel R. Romeo của Đại học Harvard và MIT chỉ đạo đã công bố nghiên cứu khẳng định vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Qua âm thanh, lời nói của bố mẹ, bé sẽ học theo và phát triển khả năng ngôn ngữ của chính mình.

Nghiên cứu được thực hiện trên 40 trẻ, từ 4 – 6 tuổi có hoàn cảnh kinh tế xã hội đa dạng. Bằng cách theo dõi các cuộc đối thoại giữa bố mẹ và trẻ vào các ngày cuối tuần qua băng thu âm, kết quả chụp cộng hưởng từ chức năng não, các tác giả đã tìm ra mối liên quan này. Tiếp xúc ngôn ngữ liên quan đến cấu trúc giải phẫu của não.

Kết quả cho thấy nhóm trẻ có trải nghiệm 95 cuộc hội thoại trong một giờ có kết nối não kém hơn (màu xanh dương) so với nhóm trẻ có 210 cuộc hội thoại trong một giờ (màu cam đỏ) trên khu vực não liên kết hai bán cầu. Những đứa trẻ trải qua nhiều những cuộc trò chuyện với người lớn hoặc trẻ lớn hơn thì có vùng chất trắng Broca và Wernicke (2 vùng ngôn ngữ) kết nối chặt chẽ hơn giữa hai bán cầu não.

Các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy dành thời gian giao tiếp với trẻ một cách tự nhiên, mọi lúc có thể để giúp bé biết nói sớm bằng cách cách sau như: gọi tên mọi đồ vật trong nhà, đọc cho con nghe, chơi trò chơi bắt chước như ú òa, hát cùng con, đọc sách cho con nghe…

Hiện nay, khoảng 1/4 trẻ em gặp phải tình trạng chậm nói và có đến một nửa số trẻ cần được điều trị. Theo Tiến sĩ Leslie Rescorla, giám đốc Viện Nghiên cứu Trẻ em tại Trường Cao đẳng Bryn Mawr (Mỹ) cho biết: “Thời gian tốt nhất để có được sự giúp đỡ chuyên nghiệp là khi trẻ ở khoảng 2 tuổi rưỡi”.

Dưới đây là 1 số dấu hiện con bạn có vấn đề về phát triển ngôn ngữ:

- Con chỉ nói những âm tiết đơn hoặc bỏ phụ âm cuối.

- Không thể nói những câu dài hoặc đặt câu hỏi. Không thể sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện ngoài những nhu cầu cần thiết.

- Bố mẹ khó hiểu ý con muốn diễn đạt.

Huyền Nguyễn (Theo Nld.com.vn)