Khi trẻ khóc, mẹ thường dỗ bằng cách đung đưa nhẹ nhàng, ban đầu thì trẻ có thể dừng khóc một lát, nhưng sau lại khóc trở lại và người mẹ lại đung đưa mạnh hơn, quả thực việc này có hiệu quả. Đứa trẻ sẽ nín và vẻ mặt đôi lúc thể hiện khá thoải mái, nhưng đây không phải là cách để giải quyết vấn đề.
Rung lắc nhằm mục đích chơi đùa hoặc dỗ trẻ nín khóc là một thói quen của không ít các ông bố bà mẹ hay những người chăm sóc trẻ.
Nguy hiểm hơn, những hành động rung lắc trẻ như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng phát triển của trẻ sau này.
Hội chứng rung lắc trẻ là gì?
Hội chứng rung lắc trẻ (Shaken Baby Syndrome – SBS) hay đôi khi được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đãi đã được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1970, nói lên những chấn thương ở đầu xảy ra chủ yếu ở trẻ từ 0 - 4 tuổi. Hội chứng này chỉ ra những hậu quả mà đứa bé phải gánh chịu do cha mẹ rung lắc như: Nôn mửa, khó chịu, kiệt sức.
Trong trường hợp nghiêm trong hơn thì có thể chảy máu mắt/tai, khó thở, phản ứng chậm, chậm phát triển trí tuệ do tụ máu ở hộp sọ.
Tại sao rung rắc trẻ lại gây tổn thương não
Từ khi sinh ra, đứa trẻ đã có thành não và mô não mỏng manh như những "lớp màng đậu phụ" và phải được bảo vệ bởi các ngoại lực bên ngoài, đặc biệt trẻ từ 0 - 4 tuổi. Dù không có ngoại lực nhưng việc rung lắc mạnh sẽ khiến não bị tổn thương do việc thay đổi đột ngột tốc độ và hướng. Ngoài ra, thành não mỏng manh của bé va đạp vào hộp sọ sẽ dễ bị tổn thương, thậm chí là rách.
Sự phát triển của trẻ khi bị rung lắc thường không ổn định. So với người lớn thì tỷ lệ đầu trẻ khá lớn và cơ cổ yếu, khiến có thể gẫy cổ.
Nhưng hành động nguy hiểm tương tự rung lắc
Không chỉ rung lắc dữ dội mà những hành động sau cũng khiến trẻ bị tổn thương:
- Ném đứa trẻ lên không trung và bắt
- Bế trẻ xong quay tròn
- Ném trẻ lên giường, sofa từ khoảng cách xa.
Dù trẻ thích thú với những hành động này nhưng hệ lụy của nó khiến ai cũng phải "sởn da gà".
Phương pháp tránh rung lắc trẻ là gì?
Tìm hiểu về các cách giúp bé xoa dịu sự cáu kỉnh, giảm nín khóc sẽ là phương pháp tốt nhất để ngăn chặn những hành vi tiêu cực của người chăm sóc bé. Đơn giản như thay tã bỉm sạch, đưa bé ra ngoài đi dạo, bế vác bé, giúp bé ợ hơi, cho bé ngậm ti giả, giảm bớt ánh sáng mạnh hay tiếng động lớn nơi bé ở, …
Và quan trọng nhất là tuyệt đối không rung lắc bé quá mạnh trong bất kì trường hợp nào, thay đổi tư thế bế bé một cách đột ngột, không bế vỗ bé mạnh quá mức cần thiết và không tung hứng bé trong khi chơi đùa.