Một điều hiển nhiên mà bất cứ phụ huynh nào cũng nhận thấy là trẻ có thái độ với thầy cô khác hẳn với bố mẹ. Trong mắt lũ trẻ, thầy cô đầy uy quyền, nói một câu là trẻ nghe răm rắp. Ngược lại, khi về đến nhà, những lời bố mẹ nói trẻ thường lờ đi, thậm chí còn làm ngược lại.
Việc trẻ tồn tại hai thái cực ở trường rất ngoan, ở nhà rất hư là do hai môi trường này, cách giáo dục có thể khác nhau. Ví dụ như ở lớp cô giáo cho trẻ thoải mái tự do thể hiện, động viên và khuyến khích thì trẻ cảm thấy say mê hứng thú với các hoạt động và nghe lời cô. Còn ở nhà bố mẹ hay quát mắng, chỉ huy, buộc trẻ làm theo ý mình dù trẻ muốn hay không thì sẽ dẫn đến sự chán nản, không hứng thú với các hoạt động, dẫn đến chống đối, không nghe lời. Như vậy, vẫn đề ở đây là cách dạy con cái như thế nào cho đúng. Hãy cùng tìm hiểu lý do nhé.
Cha mẹ chưa biết cách động viên, khích lệ con
Hiện nay, việc trẻ luôn nghe lời cô mà không nghe lời cha mẹ là một vấn đề không mới những lại thường xảy ra trong mọi gia đình.
Bố mẹ thường chỉ cấm đoán trẻ, chê bai trẻ và so sánh trẻ với những trẻ khác. Cách nói như vậy chỉ khiến trẻ tủi thân và thêm tự ti. Trái lại, lời nói của thầy cô giáo có tiêu chuẩn rõ ràng, khen chê đúng lúc nên các con rất nghiêm túc thực hiện theo.
Cha mẹ luôn nói quá nhiều
Nguyên tắc 10 giây tức là bạn nên chỉ nói những gì bạn muốn với con trong ít hơn 10 giây, nếu không bạn có thể nói quá nhiều và chỉ phí thời gian, khi sự chú ý của con bạn không kéo dài.
Hãy đảm bảo câu thông báo của bạn phù hợp với độ tuổi và khả năng hiểu của con.
Hãy cho bé hiểu được hậu quả của sự việc
Nếu bạn chắc chắn con đã nghe được yêu cầu của bạn và bạn đã đưa ra hướng dẫn phù hợp với khả năng hiểu của bé, nhưng con vẫn không nghe lời, bạn cần cho bé thấy hậu quả của hành động đó.
Hãy để bé chú ý và nói yêu cầu của bạn rõ ràng. Nếu bé không nghe theo, áp dụng hệ quả.
Không lắng nghe con cái
Trẻ con là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Khi bố mẹ không thực sự lắng nghe con, thì con cũng sẽ không tập trung mỗi khi bố mẹ nói chuyện. Mỗi ngày hãy dành thời gian để trò chuyện cùng con, lắng nghe con nói, chia sẻ với con những việc xảy ra trong ngày. Khi bạn lắng nghe con nói, bé sẽ tin tưởng bạn hơn rất nhiều.