Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai?
Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa)
Những thay đổi nội tiết tố, thay đổi chế độ ăn hay tâm lý lo lắng, căng thẳng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy. Nhưng tiêu chảy không phải luôn có nguyên nhân liên quan trực tiếp đến thai kỳ.
Cũng giống như khi không mang thai, bạn có thể bị tiêu chảy do bệnh hoặc do thức ăn mình đã tiêu thụ. Các nguyên nhân tiêu chảy có thể bao gồm:
- Virus dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như listeriosis.
- Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng axit. Một số mẹ bầu thậm chí còn thấy rằng loại vitamin tiền sản họ sử dụng khiến họ bị tiêu chảy, và hiện tượng này ngưng lại khi họ đổi sang nhãn hiệu khác.
- Các sản phẩm sữa (nếu bạn không dung nạp đường sữa).
- Các vấn đề về tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột.
Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy có nguy hiểm không?
(Ảnh minh họa)
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài là triệu chứng phổ biến. Tình trạng này sẽ tự biến mất nếu mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị tiêu chảy kéo dài nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Trong trường hợp người mẹ bị nhiễm vi khuẩn tả hoặc virus Rota sẽ xuất hiện triệu chứng như: nôn mửa, đi ngoài nhiều lần, sốt cao… khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Tình trạng đau bụng liên tục sẽ kích thích tử cung co bóp, dễ dẫn đến sinh non, thậm chí là sảy thai.
Đặc biệt, nếu tiêu chảy dẫn đến mất nước thì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể gây nguy hại cho thai nhi.
Đừng vội uống thuốc nếu bị tiêu chảy
(Ảnh minh họa)
Một số mẹ bầu chủ quan khi uống thuốc ngay sau khi bị tiêu chảy, điều này không khoa học. Chưa nói đến việc thuốc trị tiêu chảy có phù hợp với các bà mẹ sắp sinh hay không, dù có an toàn hay không thì việc uống thuốc ngay sau khi bị tiêu chảy cũng không thể kiểm soát được tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Tiêu chảy là phản ứng tự nhiên của đường tiêu hóa, uống thuốc quá sớm sẽ cản trở quá trình thải độc diễn ra suôn sẻ.
Lưu ý rằng nếu tiêu chảy thông thường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, nhưng nếu tiêu chảy dẫn tới nhu động dạ dày hoạt động quá mạnh có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Vì vậy, nếu tình trạng tiêu chảy quá nặng, nên đi khám ngay.
Các bà mẹ tương lai có thể ngăn ngừa tiêu chảy bằng cách nào?
(Ảnh minh họa)
Các bà mẹ tương lai nên tuân thủ nguyên tắc ăn uống đều đặn và đủ lượng, không để bụng đói trong thời gian dài và không ăn quá no một lúc. Đối với những món ăn lạ, ăn lần đầu, bạn nên ăn ít lại và quan sát phản ứng của cơ thể. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nắm bắt được những thực phẩm không nên ăn trong thời gian mang thai.
Ngoài ra, chế độ ăn hàng ngày cần chú ý đến độ tươi ngon và vệ sinh của nguyên liệu. Việc hâm nóng các thức ăn đã để qua đêm rất dễ bị hỏng và không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai.