Các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứ trên hơn 26.000 trẻ em sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Họ phát hiện ra 53 trẻ em bị ung thư, ở độ tuổi rất nhỏ đến 19 tuổi trong khi đó chỉ có 38 trường hợp là ở trẻ em bình thường cùng độ tuổi.
Khoa học chứng minh trẻ sinh ra bằng thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 3 lần
Nhóm nghiên cứu cho biết điều này có nghĩa là trẻ sinh ra bằng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 42% so với trẻ được thụ thai tự nhiên. Các loại ung thư bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư mắt và khối u ở hệ thống thần kinh trung ương, ung thư máu và sáu trường hợp mắc bệnh gọi là rối loạn tế bào máu trắng hiếm (hay con gọi là histiocytosis). Có những cuộc tranh luận về việc liệu tình trạng này có phải là ung thư thực hay không nhưng ngay cả khi những trường hợp này được loại trừ thì nguy cơ ung thư tăng lên vẫn còn 34%.
Trẻ được thụ thai trong ống nghiệm có nguy cơ mắc ung thư trước 3 tuổi lên đến 87%. Sau tuổi này, nguy cơ ung thư ở trẻ IVF giảm.
Nghiên cứu cho thấy 7 trong số 53 trẻ mắc bệnh ung thư cũng có các vấn đề khác như dị tật bẩm sinh và hội chứng Down, được biết là có liên quan đến ung thư. Các phát hiện được công bố trên tạp chí Pediatrics.
Tác giả chính của cuộc nghiên cứu - tiến sĩ Bengt Källén thuộc Đại học Lund ở Thụy Điển, đã viết trong tạp chí: "Chúng tôi phát hiện nguy cơ gia tăng ung thư ở trẻ được thụ thai bằng IVF. Điều này có lẽ không liên quan đến thủ tục IVF. Cần nhấn mạnh rằng nguy cơ phát triển ung thư ở một đứa trẻ sinh ra sau khi thụ tinh ống nghiệm là rất thấp. Và vẫn cần thêm các nghiên cứu trên diện rộng để có thể xác định nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ ung thư ở những đứa trẻ IVF".
Có khoảng 1.700 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trước năm 15 tuổi ở Anh mỗi năm và tỷ lệ sống sót nói chung vẫn cao. ¾ trẻ em sống thêm 5 năm nữa sau khi chẩn đoán và phần lớn trong số đó đã được chữa khỏi.