SỨC KHỎE » Chăm con

Trẻ sơ sinh nên làm xét nghiệm cực quan trọng này vào ngày thứ 3 sau sinh

Thứ ba, 18/05/2021 10:21

Lấy máu gót chân nằm trong chương trình sàng lọc sơ sinh cho các bé nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Đặc biệt là những bệnh lý nguy hiểm khó phát hiện trên lâm sàng khi trẻ mới sinh.

Xét nghiệm lấy máu gót chân là gì?

Lấy máu gót chân là phương pháp dùng kim chích 1 - 2 giọt máu ở chân trẻ sơ sinh rồi thấm vào giấy chuyên dụng, để khô, sau đó bắt đầu xét nghiệm và sẽ có kết quả trong một thời gian nhất định. Mục đích của xét nghiệm này nhằm phát hiện sớm những bệnh liên quan đến nội tiết hay rối loạn di truyền từ khi bé chào đời.

Thời điềm lấy máu gót chân?

Các nhân viên y tế sẽ thực hiện việc lấy máu gót chân cho trẻ trong vòng từ 24h - 72h , tốt nhất là từ 48h - 72h sau sinh, hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần.

Trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, các bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 sau sinh. Những trẻ phải truyền máu sau sinh thì lấy sau thời gian 3 tháng. Máu lấy ra sẽ được thấm lên giấy thấm khô chuyên biệt và mang đi xét nghiệm.

Lấy máu gót chân phát hiện ra những bệnh nào?

Lấy máu gót chân sau sinh có thể phát hiện ra khá nhiều bệnh của trẻ sơ sinh như: Thiếu men G6PD, Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh, Suy giáp bẩm sinh… đặc biệt là căn bệnh Phenylceton niệu.

Bệnh Phenylceton niệu là bệnh lý rối loạn chuyển hóa một số loại axit amin do sự thiếu hụt enzyme Phenylalanine Hydroxylase trong cơ thể của trẻ sơ sinh.

Đặc điểm chung của hai bệnh này là:

- Gần như không thể phát hiện thông qua vẻ bề ngoài, trẻ mắc bệnh vẫn giống như trẻ sơ sinh bình thường, nhưng thực chất là đã tiềm ẩn những bệnh tật trong cơ thể.

- Phát hiện và điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao.

- Đối với căn bệnh này, yếu tố thời gian quyết định rất lớn. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ làm chậm quá trình hồi phục của trẻ sơ sinh, thậm chí là ảnh hưởng đến qua trình phát triển thể chất và trí thông minh.

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới